Phải chịu đau để thay đổi chất lượng giáo dục
16:57', 30/10/ 2006 (GMT+7)

Đảng, nhà nước, chính phủ Việt Nam đã xác định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Không những thế, những vấn đề liên quan giáo dục đang nóng lên trong kỳ họp Quốc hội lần này. Chúng ta nói nhiều, bàn nhiều đến cải cách giáo dục nước nhà nhưng kết quả vẫn không thay đổi là bao. Tại sao thế? Theo tôi, có mấy điểm quan trọng cần thay đổi trước để nền giáo dục Việt Nam nhanh chóng khởi sắc, ở đây xin khoanh vấn đề ở môi trường đại học.

Người thầy

Dù công nghệ thông tin có phát triển đến đâu, người học có thể không đến trường vẫn tự học, nhưng người thầy luôn luôn cần thiết. Ngược lại, nếu người thầy - người hướng dẫn không nắm bắt được những tiện ích, tiến bộ công nghệ mới thì đó sẽ là bi kịch.

Thế mà thật đáng buồn khi vẫn còn rất nhiều vị Giáo sư, Tiến sỹ mà không có một địa chỉ mail, không biết sử dụng Internet thậm chí có cả những người thi nghiên cứu sinh thạc sĩ với điểm ngoại ngữ chỉ có 0,5 điểm, có nhiều người khác vi phạm quy chế thi (mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp).

Thầy không có e.mail thì làm sao học sinh, sinh viên có thể liên lạc và trao đổi những gì họ không hiểu khi đã về đến nhà. Khi cổ súy cho "học, học nữa, học mãi" thì người buộc phải đi tiếp trên hành trình vô hạn của tri thức trước tiên phải là người thầy. Một địa chỉ e.mail và cách sử dụng nó không thể nhờ vào mệnh lệnh hành chính cho dù là từ Bộ GD-ĐT hay Chính phủ. Nó phải xuất phát trừ trái tim giàu lòng tự trọng của người thầy.

E.mail, internet, ngoại ngữ chỉ là những ví dụ dễ tìm, dễ xác tín vì đã được báo chí đề cập khá nhiều mà thôi. Còn có nhiều ví dụ nữa để chứng minh rằng hình ảnh - vị trí - ngưỡng tôn trọng của xã hội dành cho người thầy đang xuống rất thấp. Cũng không thể nói đó là "con sâu làm rầu nồi canh" bởi nồi canh bây giờ có nhiều sâu quá. Vì vậy củng cố hình ảnh vị trí người thầy trong xã hội là việc nên sớm làm. Và tự mỗi thầy cô cũng nên sớm điều chỉnh mình.

Người học

Dường như nhiều SVVN vẫn chưa có khả năng tự học. Đây là câu hỏi mà rất nhiều sinh viên nên tự vấn - Tai sao ở môi trường đại học mà vẫn còn những tiết học đọc - chép. Nhẽ ra ngay cả các sinh viên cũng nên thấy điều này là bất bình thường chứ? Hãy cứ nhớ lấy một điều, trong chừng mực nào đó, hết thảy các bạn đều phải nộp học phí (trừ số ít những SV thuộc diện miễn học phí), vậy thì các bạn cũng có quyền đòi hỏi chất lượng và cách truyền thụ kiến thức.

Thực tế công việc luôn khác xa với những gì chúng ta nghĩ khi đang ngồi trên giảng đường, và nếu chúng ta không tự cập nhật mà chỉ dựa vào giáo trình thì chuyện chúng ta không được đào tạo lại mới là chuyện lạ. Vậy thì ta nộp học phí để học những cái gì? Nếu chỉ là kiến thức chứ không phải là con đường tiếp cận kiến thức thì sao có thể gọi là Đại học.

Gia đình và xã hội

Chừng nào chúng ta còn xem trọng bằng cấp tuyệt đối thì chừng đó còn tiêu cực trong thi cử, còn gian dối trong học đường, còn chạy theo thành tích... Ở các nước tiên tiến người ta học ĐH, sau ĐH nhưng chưa hẳn ai cũng sẽ lấy văn bằng. Bằng cấp chỉ là 1 phần mà thôi,quan trọng nhất vẫn là tri thức, công nghệ nói chung là sự thay đổi về chất trong mỗi người.

Có được mấy đơn vị dám tiếp nhận và trả lương cao cho những con người có đủ năng lực làm việc nhưng không có bằng cấp? Rất ít. Trong khi đó, chuyện này lại không hiếm ở xứ người. Nói như vậy không có nghĩa phủ định giá trị bằng cấp. Nhưng đó cũng là điều đáng để chúng ta thêm một lần nữa tự suy xét thêm.

Nhà trường và Bộ GD-ĐT

Các cấp quản lý về giáo dục cho đến hôm nay đã làm gì để chấn hưng giáo dục? Bộ GD-ĐT họp và yêu cầu ký xác nhận : "nói không với tiêu cực“. Ký thì ký rồi nhưng vài Giám đốc Sở phát biểu rằng khó. Thế là sao? Sao chúng ta không quyết tâm thực hịên ngay từ đầu năm? Vẫn là những vụ việc tuyển sinh mà không được phép, những vấn đề xin phép tự chủ trong GD... Sai thì thật mạnh tay, còn nếu đột phá thì nên ủng hộ.

Vì GD cũng như kinh tế vậy, không đột phá thì không thể thành công. Bên cạnh đó, các trường cần thay đổi cách quản lý. Phải nói rằng gần 100% trang web các trường ĐH không được cập nhật thông tin, không có nội dung gì để xem và rất nhiều trang khi truy cập vào luôn hiện ra dòng chữ: chưa có dữ liệu... mà trang web của Đại học Quy Nhơn - qnu.edu.vn là một ví dụ điển hình.Vậy thì bao giờ mới có? Câu hỏi này xin dành phần trả lời cho các vị lãnh đạo ở các trường ĐH.

Đừng nói suông mà mỗi chúng ta hãy cùng nhau bắt tay thực hiện để thay đổi Giáo Dục nước nhà. Thay đổi những gì nhỏ nhất và nên thay đổi từ chính mỗi chúng ta.

  • Nguyễn Quốc Vỹ

(Cao học quản lý GD-ĐH Magdeburg - CHLB Đức)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cùng phát triển bền vững  (30/10/2006)
Trường Đại học Quang Trung: Khai giảng năm học đầu tiên, 2006-2007  (30/10/2006)
Vân Canh: 34 hộ gia đình ở làng Chồm đã đến nơi tái định cư mới  (27/10/2006)
Tăng cường chỉnh trang TP Quy Nhơn  (26/10/2006)
Thành lập phòng y tế bước đầu có khó khăn  (26/10/2006)
Cụ bà 83 tuổi giúp 1 triệu đồng cho hai trường hợp khó khăn  (26/10/2006)
Sơ kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 16-CT/TW và Nghị quyết 07-NQ/TU  (26/10/2006)
Triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể Festival Tây Sơn Bình Định 2007  (25/10/2006)
Cơm công nhân ở Khu công nghiệp Phú Tài  (25/10/2006)
Đã hoàn thành nâng cấp, tu sửa đê Đông  (25/10/2006)
Hội Nhà báo tỉnh: Tổ chức lớp nâng cao nghiệp vụ “Kỹ năng làm báo phát thanh”  (24/10/2006)
Hỗ trợ cho dân vùng khó khăn 2,5 triệu cây giống  (24/10/2006)
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Văn Thanh làm việc với xã Nhơn Phúc  (23/10/2006)
Nói không với tiêu cực thi cử và bệnh thành tích: Nói ra hết, rồi… chống  (23/10/2006)
Những mục tiêu và giải pháp  (23/10/2006)