Qua các chương trình liên tịch cho vay vốn:
Đời sống phụ nữ đã được cải thiện
20:4', 13/11/ 2006 (GMT+7)

Đến nay, Hội phụ nữ các cấp đã đứng ra tín chấp cho hội viên vay trên 380 tỉ đồng từ nhiều nguồn. Trong đó, lớn nhất là vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT. Ba năm qua, từ các nguồn vốn vay này, đã giúp 63 ngàn lượt phụ nữ có vốn phát triển kinh tế gia đình.

 

Ngân hàng Chính sách xã hội Bình Định giải ngân cho phụ nữ xã Nhơn Lý (Quy Nhơn) vay vốn sản xuất kinh doanh. Ảnh: Hoàng Vân

 

* Hội cho “mượn cần câu”

Năm 2003, Hội LHPN tỉnh và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh đã ký kết liên tịch cho vay hộ nghèo ủy thác bán phần qua tổ chức Hội LHPN. Hai bên đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo cho các cấp hội và phòng giao dịch Ngân hàng CSXH các huyện, thành phố tổ chức ký kết các văn bản liên tịch và thành lập các tổ vay vốn, tiết kiệm. Đến nay, đã có 141/155 xã, phường của 11 huyện, thành phố ký kết liên tịch, thành lập được gần 1.700 tổ vay vốn và tiết kiệm với số vốn vay trên 130 tỉ đồng giúp 25 ngàn lượt phụ nữ được vay vốn.

Thực hiện Nghị quyết liên tịch 02 giữa Hội LHPN tỉnh và Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT, từ năm 1992 đến năm 2003, tổng số vốn vay từ chương trình mới có gần 143,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, từ 2003 đến nay, đã có 128/155 xã, phường thuộc 9/11 huyện, thành phố triển khai chương trình với 1.049 tổ vay vốn và đã cho phụ nữ vay lên đến gần 224,4 tỉ đồng với 38.568 lượt người được vay.

Bà Châu Thị Hồng Kha, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo khó của phụ nữ là thiếu vốn, thiếu kiến thức. Những năm qua, các cấp hội đã nỗ lực triển khai các hoạt động giúp phụ nữ phát triển kinh tế, đẩy mạnh nhiều hình thức huy động các nguồn vốn để hỗ trợ, tạo điều kiện cho chị em phát triển kinh tế gia đình, song số vốn do Hội tín chấp mới gần 30 tỉ đồng, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn vay của chị em. Từ khi thực hiện ký kết liên tịch với các ngân hàng, doanh số vốn vay hàng năm đã không ngừng tăng lên. Qua 3 năm thực hiện, Hội đã tín chấp trên 354 tỉ đồng, cho 63.000 lượt phụ nữ nghèo vay. Hội cũng thường xuyên phối hợp với ngân hàng để kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của hội viên và xử lý kịp thời các khoản nợ quá hạn.

Chị em “tìm cá”

Từ các nguồn vốn vay, chị em phụ nữ đã đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, nuôi trồng thủy sản, tạo nhiều sản phẩm cho xã hội. Nhiều chị có sức lao động, chịu thương, chịu khó, ham học hỏi, khi có sự hỗ trợ vốn và kiến thức làm ăn, đã từng bước vươn lên, tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình. Chỉ tính riêng chương trình liên tịch 02, đã có 3.219 hộ phụ nữ vươn lên làm giàu chính đáng. Bên cạnh đó, việc thành lập các tổ phụ nữ tiết kiệm đã thực sự là địa chỉ đáng tin cậy của chị em.

Bên cạnh việc giải quyết cho vay vốn, Hội đã chú trọng đến công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp chị em sử dụng vốn có hiệu quả, tăng thu nhập và có điều kiện hoàn trả vốn bằng chính sức lao động của mình, tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ vay vốn có dịp trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống. Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với các ngân hàng và Sở Thủy sản; Sở NN&PTNT; các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, công mở nhiều lớp tập huấn cung cấp kiến thức sản xuất, kinh doanh cho phụ nữ vay vốn. Đặc biệt, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo cho các cấp hội vận động trên 20.000 lượt phụ nữ nông thôn, dân tộc thiểu số tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả cao. Đi đôi với hỗ trợ vốn, hội còn hướng dẫn chị em quản lý vốn. Nhờ vậy mà đồng vốn được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao. Thông qua Hội, rất nhiều phụ nữ được vay vốn đã làm ăn có hiệu quả, nhờ vậy mà thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

  • Ngọc Quỳnh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Các văn bằng mà 2 chuyên viên đã sử dụng là hợp lệ  (13/11/2006)
Tưng bừng APEC Việt Nam 2006  (13/11/2006)
Tổ chức kỳ thi giáo viên dạy giỏi bậc THPT  (13/11/2006)
Đã có trên 307.000 người tham gia BHYT tự nguyện  (13/11/2006)
Phải đảm bảo các điều kiện cơ bản cho dân trước khi tái định cư   (12/11/2006)
Khoa Sản luôn trong tình trạng quá tải   (10/11/2006)
Tạo sự chuyển biến mới   (10/11/2006)
Đoàn phẫu thuật Interplast sẽ đến khám và chữa bệnh tại Bình Định  (09/11/2006)
Đổi tên Bệnh viện chuyên khoa Lao thành Bệnh viện Lao và Bệnh phổi  (08/11/2006)
Bốn lãng phí  (08/11/2006)
Nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Nhơn Hội  (08/11/2006)
Trung tâm đang rất khó khăn vì luật sư không dám cộng tác  (08/11/2006)
Kỷ niệm 25 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam  (08/11/2006)
Hỗ trợ vốn cho giáo viên nghèo ở An Lão: Đồng cảm và chia sẻ  (07/11/2006)
Phù Mỹ: Tổ chức Đông Tây hội ngộ hỗ trợ xây dựng 19 phòng học  (07/11/2006)