Kỷ niệm 61 năm Cách mạng Tháng Tám (19.8.1945 - 19.8.2006)
Tư tưởng cách mạng tấn công
7:59', 18/8/ 2006 (GMT+7)

Tư tưởng cách mạng tấn công là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình nhân dân Bình Định tiến hành Cách mạng tháng 8-1945. Tư tưởng đó được thể hiện thông qua những sự kiện quan trọng:

 

Ngày 2-9-1945, trên 50 vạn nhân dân Thủ đô Hà Nội mít-tinh tại Quảng trường Ba Đình. Ảnh tư liệu

 

* Cao trào tiền khởi nghĩa dâng lên mạnh mẽ

Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 13-3-1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Cả nước bùng lên cao trào chống Nhật, cứu nước. Nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra ở cả ba miền, trong đó cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi) ngày 11-3 có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng Bình Định. Các đảng viên cộng sản và các chiến sĩ yêu nước ra tù trở về quê hương tìm cách liên lạc, tập hợp lực lượng, thành lập Ủy ban Vận động Cứu quốc (tháng 4-1945) và Ủy ban Vận động Việt Minh (tháng 5-1945). Cả hai tổ chức cách mạng đều tích cực và khẩn trương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tổ chức, phát triển lực lượng cách mạng trong nông dân, trong công nhân, viên chức các nhà ga, trong thanh niên, học sinh, trí thức yêu nước và tiểu thương, tiểu chủ thị xã, thị trấn…; thành lập các tổ công nhân cứu quốc, các tổ Việt Minh, các đội tự vệ cứu quốc, tự vệ sắt;  tổ chức nhiều cuộc mít-tinh, diễn thuyết, rải truyền đơn đả đảo Pháp Nhật và ngụy quyền Trần Trọng Kim, tích cực tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách và chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh. Cao trào tiền khởi nghĩa như triều dâng, bão nổi, liên tục tấn công, áp đảo quân thù.

* Chớp lấy thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền

Ngày 13-8-1945, Nhật đầu hàng Liên Xô và Đồng Minh. Ngay trong ngày hôm ấy, Hội nghị Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) gửi thư hiệu triệu quốc dân đồng bào “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng lên đem sức ta mà giải phóng cho ta. Chúng ta không được chậm trễ”. Tuy chưa nhận được lệnh khởi nghĩa của Trung ương, nhưng căn cứ tinh thần chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau…”, Ủy ban Vận động Việt Minh mạnh dạn chủ trương kịp thời phát động quần chúng vùng lên giành chính quyền trước khi quân Đồng Minh kéo đến địa phương. Ủy ban khởi nghĩa được thành lập do đồng chí Võ Xán đứng đầu. Sáng ngày 23-8-1945, hàng vạn đồng bào các giới ở Quy Nhơn và các vùng lân cận cùng lực lượng công nhân, viên chức hãng dệt Delignon và các nhà ga Bình Định, Diêu Trì, Mục Thịnh, Quy Nhơn có các đội tự vệ cứu quốc yểm trợ, nhất tề xuống đường tổ chức mít-tinh, biểu tình thị uy, rầm rập tiến về Đốc bộ đường (dinh tỉnh trưởng) với khí thế áp đảo long trời lở đất, buộc tỉnh trưởng Phạm Phú Tiết phải cúi đầu xin giao ngay chính quyền cho cách mạng, liền sau đó, tiến chiếm các cơ quan đầu não về chính trị, quân sự của thực dân - phong kiến. Tại cuộc mít-tinh có hàng vạn người tham dự, Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Nguyễn Huệ (tỉnh Bình Định) làm lễ ra mắt đồng bào, được hoan nghênh nhiệt liệt.

Khởi nghĩa không đổ máu, giành thắng lợi nhanh chóng tại tỉnh lỵ Quy Nhơn ngay trong ngày 23-8-1945 vừa tránh được tình thế phải đối phó với hàng nghìn tên Nhật từ Tây Nguyên theo đường 19 kéo về tập kết tại Quy Nhơn, vừa tạo thế tấn công áp đảo và tạo đà thuận lợi để các phủ, huyện, tổng, xã nổi dậy giành chính quyền. Vì thế, chỉ trong hơn một tuần lễ, nhân dân Bình Định đã khởi nghĩa thắng lợi, thiết lập chính quyền cách mạng vì dân, do dân và của dân trong toàn tỉnh.

Rõ ràng nếu những người lãnh đạo cách mạng của tỉnh Bình Định không thấm nhuần tư tưởng cách mạng tấn công và sự nhạy bén, sáng tạo của giai cấp công nhân, trái lại “thận trọng, nghiêm túc” chờ lệnh của Trung ương thì thời cơ nghìn năm có một sẽ qua nhanh, cuộc khởi nghĩa sẽ trở nên khó khăn, phức tạp và dễ bị tổn thất.

  • Hoài Nam
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Trao học bổng Đôrêmon năm học 2006-2007  (18/08/2006)
Cho phép khai thác và phê duyệt phương án khai thác sắt phế liệu tàu chìm đắm  (17/08/2006)
BHNT Bình Định tặng 25 suất học bổng An sinh giáo dục  (17/08/2006)
Đến cuối năm 2006 phải giải phóng xong tuyến đường Xuân Diệu  (17/08/2006)
6 đơn vị sự nghiệp y tế thực hiện cơ chế tự chủ  (17/08/2006)
Các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh thăm xã vùng cao Canh Liên  (17/08/2006)
Phường Trần Phú: Hàng trăm hộ ngư dân bán tàu đánh cá, bỏ nghề biển  (16/08/2006)
Cứu hộ thành công một tàu đánh cá Bình Định gặp nạn  (16/08/2006)
Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hoàng Hà tiếp xúc cử tri phường Ngô Mây và Lê Hồng Phong  (16/08/2006)
Trao tiền cho 17 nạn nhân đang điều trị tại Bệnh viên đa khoa tỉnh  (15/08/2006)
Khẩn trương kiện toàn tổ chức mạng lưới thú y cơ sở  (15/08/2006)
TP Quy Nhơn: Tiếp tục giải phóng mặt bằng đường Xuân Diệu  (15/08/2006)
Hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 1 triệu đồng  (15/08/2006)
Phù Cát - trăn trở trước năm học mới  (15/08/2006)
Những biểu hiện của căn bệnh thành tích  (15/08/2006)