Cách mạng tháng Tám ở Quy Nhơn
12:15', 20/8/ 2006 (GMT+7)

Tại Quy Nhơn, khi nhận được tin phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh, dù chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, nhưng dựa vào tinh thần của Chỉ thị ngày 12/3/1945, Ủy ban vận động Việt Minh họp thảo luận và quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa gồm các đồng chí: Võ Xán, Lê Văn Nhiễu, Nguyễn Chơn, Giáp Văn Cương… do đồng chí Võ Xán làm trưởng ban.

Nắm được tình thế cách mạng và thực hiện chủ trương của Ủy ban khởi nghĩa, từ ngày 15/8-20/8/1945, các tổ chức Việt Minh của Ủy ban vận động Việt Minh tại thị xã Quy Nhơn và một số huyện đẩy mạnh công tác chuẩn bị với tốc độ khẩn trương chưa từng thấy. Các đội tuyên truyền xung phong của thành phố tổ chức nhiều cuộc míttinh quần chúng ở các khu phố, xóm lao động, một số công sở để báo tin Nhật đầu hàng Đồng Minh, hô hào quần chúng hăng hái gia nhập hàng ngũ Việt Minh và sẵn sàng xuống đường khi có lệnh khởi nghĩa .

Tối ngày 22/8/1945, tại ga Quy Nhơn; Ủy ban khởi nghĩa tập trung thảo luận và quyết định phát động quần chúng vùng lên giành chính quyền. Ngày 23/8/1945, cả thị xã Quy Nhơn rợp cờ đỏ sao vàng và bừng bừng khí thế cách mạng của quần chúng. Hàng ngàn công nhân, lao động, tiểu thương, thanh niên, học sinh… của thành phố cùng ngư dân, nông dân các làng ven thị giương cao cờ đỏ sao vàng, băng rôn khẩu hiệu rầm rập tiến về sân ga Quy Nhơn, khu vực trung tâm thị xã.

Tại sân ga Quy Nhơn, trước gần 9.000 quần chúng sục sôi khí thế cách mạng, đại  diện Ủy ban khởi nghĩa của Ủy ban vận động Việt Minh đứng lên hiệu triệu  quần chúng xông lên khởi nghĩa, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai, lập chính quyền nhân dân. Cuộc mittinh chuyển thành cuộc biểu tình thị uy vũ trang.

Quần chúng có đội tự vệ cứu quốc tập trung của thành phố làm nồng cốt, chia làm 2 đoàn tiến đến chiếm 2 mục tiêu quan trọng: Đốc bộ đường (Dinh công sứ Pháp cũ), rồi hợp điểm tiến công trại lính khố xanh.

Tại Đốc bộ đường, Tỉnh trưởng Phạm Phú Tiết xin nạp ấn kiếm và toàn bộ hồ sơ, ngân qũy, các công sở của tỉnh lỵ cho Ủy ban khởi nghĩa của Việt Minh Nguyễn Huệ (tức Ủy ban vận động Việt Minh).

Sau khi chiếm Đốc bộ đường và Toà Đốc lý, hai đoàn tiến đến bao vây đồn lính khố xanh (nay là trường Quân chính Quân đoàn III, trên đường Nguyễn Huệ). Đồn này khoảng 500 lính, do một viên giám binh chỉ huy. Trong đồn, ta đã cắm các tổ binh sĩ cứu quốc gồm binh lính và một số cai, đội. Lúc đầu viên giám binh có ý chống lại , nhưng trước khí thế cách mạng của quần chúng, lại có các tổ binh sĩ cứu quốc làm nội ứng, nên phải giao đồn và nộp vũ khí , kho tàng cho quần chúng. Tiếp theo, quân khởi nghĩa và nhân dân chiếm toàn bộ công sở của chính quyền tay sai Nhật tại thành phố Quy Nhơn: Sở mật thám, đồn Cảnh sát, Nhà lao, Sở Lục lộ, Sở Canh nông, Sở Bưu điện, Sở Thương chính, Sở Lục lộ thủy…

Tại vùng đất cạnh Đốc bộ đường (nay là khu nhà dân và Bệnh viện đa khoa thành phố), sau khi chiếm xong các công sở của chính quyền bù nhìn ở tỉnh lỵ, trước sự phấn khởi hân hoan của quần chúng , Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời làm lễ tuyên thệ trước đồng bào.

Tại Quy Nhơn, chính quyền đã về tay nhân dân như thế đó.

  • Nguyễn Văn Hải
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đã hoàn thành phần lớn các công việc của Dự án  (18/08/2006)
Bảo tàng Quang Trung: Tăng cường các hoạt động phục vụ du lịch  (18/08/2006)
Tặng 500 xe lăn cho người khuyết tật Bình Định  (18/08/2006)
Tăng cường quản lý khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế  (18/08/2006)
Tư tưởng cách mạng tấn công  (18/08/2006)
Trao học bổng Đôrêmon năm học 2006-2007  (18/08/2006)
Cho phép khai thác và phê duyệt phương án khai thác sắt phế liệu tàu chìm đắm  (17/08/2006)
BHNT Bình Định tặng 25 suất học bổng An sinh giáo dục  (17/08/2006)
Đến cuối năm 2006 phải giải phóng xong tuyến đường Xuân Diệu  (17/08/2006)
6 đơn vị sự nghiệp y tế thực hiện cơ chế tự chủ  (17/08/2006)
Các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh thăm xã vùng cao Canh Liên  (17/08/2006)
Phường Trần Phú: Hàng trăm hộ ngư dân bán tàu đánh cá, bỏ nghề biển  (16/08/2006)
Cứu hộ thành công một tàu đánh cá Bình Định gặp nạn  (16/08/2006)
Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hoàng Hà tiếp xúc cử tri phường Ngô Mây và Lê Hồng Phong  (16/08/2006)
Trao tiền cho 17 nạn nhân đang điều trị tại Bệnh viên đa khoa tỉnh  (15/08/2006)