Võ Xán, một nhà lãnh đạo năng động, sáng tạo
15:53', 23/8/ 2006 (GMT+7)

 Đồng chí Võ Xán

Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, nhân dân Bình Định luôn ghi nhớ công lao to lớn của Võ Xán, người trực tiếp lãnh đạo và tổ chức cuộc khởi nghĩa ngày 23-8-1945, giành chính quyền tại tỉnh lỵ Quy Nhơn. Sự năng động, sáng tạo của ông trong vai trò là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa và đứng đầu Uỷ ban Vận động Việt Minh là một trong những nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi.

Thứ nhất, Võ Xán rất nhạy cảm trong việc nhận định thời cuộc, nắm bắt tình thế cách mạng, thời cơ khởi nghĩa. Tối 13-8-1945, khi nhận được tin Nhật đầu hàng, ông tổ chức hội nghị Uỷ ban Vận động Việt Minh tại ga Quy Nhơn, nhận định tình thế cách mạng đã xuất hiện, phải nhanh chóng tập họp lực lượng cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa; đồng thời điều tra nắm chắc tình hình địch, nhất là thái độ phản ứng của sĩ quan Nhật và tỉnh trưởng bù nhìn.

Với tinh thần năng động, sáng tạo, tuy chưa nhận được lệnh khởi nghĩa của Trung ương, nhưng căn cứ tinh thần Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, hội nghị chủ trương kịp thời phát động quần chúng vùng lên khởi nghĩa trước khi quân Đồng Minh đến địa phương; thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa do Võ Xán đứng đầu. Có thể khẳng định đây là một chủ trương táo bạo, nhửng rất sáng suốt, phù hợp thực tiễn tình hình lúc ấy.

Thứ hai, cách bố trí lực lượng và phương thức tiến hành khởi nghĩa rất phù hợp với cách mạng vô sản và tương quan lực lượng giữa dịch và ta. Cuộc khởi nghĩa vừa huy động lực lượng các tầng lớp nhân dân yêu nứơc, kể cả tầng lớp trung gian, của thành phố Quy Nhơn, vừa tích cực huy động lực lượng công nhân hãng dệt Delignon, các ga Diêu Trì, Bình Định, Mục Thịnh cùng nhân dân các huyện An Nhơn, Tuy Phước; từ mít tinh, biểu tình thị uy áp đảo tinh thần quân địch tiến lên dùng bạo lực chính trị của quần chúng nhân dân có lực lượng nửa vũ trang (tự vệ cứu quốc, tự vệ sắt) làm nòng cốt, tiến chiếm các vị trí then chốt về chính trị, quân sự của nguỵ quyền tỉnh.  

Thứ ba, cuộc khởi nghĩa xác định mục tiêu số một là tập trung lực lượng chiếm ngay từ đầu các cơ quan đầu não của nguỵ quyền tỉnh như Đốc bộ đường (Dinh Tỉnh trưởng), Tòa Đốc lý, đồn bản an, đồn cảnh sát, nhà lao nên đã giành thắng lợi nhanh chóng. Đối với quân Nhật, tiến hành binh vận, rải truyền đơn kêu gọi không được can thiệp vào cuộc nổi dậy của nhân dân.

Thứ tư, xác định thời điểm vùng lên khởi nghĩa, ngày 23-8-1945, là rất hợp lý, rất biện chứng. Nếu khởi nghĩa sớm hơn thì không kịp chuẩn bị lực lượng, còn nếu khởi nghĩa muộn hơn thì mấy ngàn quân Nhật từ Tây Nguyên theo đường 19 về tập kết tại Quy Nhơn, tình hình sẽ khó khăn, phức tạp hơn. Cuộc khởi nghĩa nổ  ra và giành thắng lợi trọn vẹn, không đổ máu ngay trong ngày 23-8 đã tạo thế, tạo đà cho các phủ huỵện trong tỉnh nổi dậy giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân chỉ trong vòng hơn một tuần lễ (23-31/8/1945).

Rõ ràng, nếu không năng động, sáng tạo, không có tư tương cách mạng tấn công và tinh thần táo bạo khoa học, trái lại “án binh bất động”, “thận trọng, chờ lệnh Trung ương” thì thời cơ nghìn năm có một sẽ qua nhanh.

  • Hoài Nam, Nguyễn Công Hoàng

Đôi nét về Võ Xán

Võ Xán tên thật là Võ Hà sinh năm 1917 tại thôn Vĩnh Lộc, xã Bình Hoà, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Những năm 1927-1931, ông tích cực tham gia các phong trào yêu nước của học sinh Bình Khê nên đã bị nhà cầm quyền đuổi học.

Năm 1934, Võ Xán ra học ở Huế và hăng hái tham gia phong trào cách mạng của học sinh Huế. Năm 1935, ông được cử đi dự lớp huấn luyện tại Thái Lan. Qua các phong trào đón phái đoàn Gô-Đa, đòi dân sinh, dân chủ... Võ Xán đã được các đồng chí Nguyễn Chí Diểu, Phan Đăng Lưu tuyên truyền, giáo dục về chủ nghĩa cộng sản.

Tháng 6 năm 1937, Võ Xán được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tại một cơ sở Đảng trực thuộc Thành uỷ Huế.

Năm 1938, Võ Xán ra học tại trường Thăng Long, Hà Nội, tham gia Đoàn Thanh niên Dân chủ thủ đô.

Những năm 1936-1939, khi còn là học sinh, trong các kỳ nghỉ hè, nghỉ tết, Võ Xán về quê tham gia các phong trào cách mạng tại dịa phương như tổ chức diễn thuyết tuyên truyền về Cách mạng tháng Mười Nga, mở các lớp tuyên truyền về chủ nghĩa Mác-Lênin..

Cuối năm 1939, phong trào cách mạng Bình Định bị đàn áp, khủng bố dã man, nhiều đảng viên cộng sản bị bắt, tù đày, Võ Xán bị xử vắng mặt 2 năm tù giam và 5 năm quản thúc.

Đầu tháng 12-1939, ông bị bắt tại Hà Nội và bị xử 3 năm tù giam, sau dó chuyển về Bình Định bị tăng lên 5 năm tù giam và 5 năm quản thúc.

Đầu năm 1940, Võ Xán bị đày lên nhà tù Sơn La, đến đầu năm 1943 đưa về nhà lao Quy Nhơn. Tại đây, Võ Xán đã cùng anh chị em tù nhân tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chống lại chế độ lao tù tàn bạo.

Đầu năm 1943, chi bộ Đảng nhà lao Quy Nhơn được thành lập, Võ Xán được bầu làm bí thư chi bộ. Có tổ chứ Đảng lãnh đạo, tù nhân Quy Nhơn liên tục đấu tranh mạnh mẽ. Võ Xán bị địch bắt giam vào xà lim tối và bị tra tấn cực hình.

Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp, Võ Xán thoát khỏi ngục tù trở về quê, bí mật liên lạc với các đảng viên cũ như Lê Văn Nhiễu, Giáp Văn Cương, Nguyễn Chơn... thành lập Uỷ ban Vận động Việt Minh do Võ Xán làm bí thư và trực tiếp lãnh đạo, tổ chức cuộc khởi nghĩa ngày 23-8 tại tỉnh lỵ Quy Nhơn giành thắng lợi vẻ vang.

Võ Xán hy sinh năm 1945.

Võ Xán được Đảng và Nhà nước ghi nhận, được truy tặng danh hiệu liệt sĩ và Huân chương Độc lập hạng Nhất.

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
2 học sinh Bình Định được nhận học bổng Nguyễn Thái Bình  (23/08/2006)
Cần giúp đỡ người được đặc xá sớm hòa nhập cộng đồng  (23/08/2006)
254 trẻ em nghèo được nhận học bổng "Vượt khó học giỏi"  (23/08/2006)
Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định  (23/08/2006)
Ngành Y tế: Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm A (H5N1)  (22/08/2006)
Hoài Nhơn đón nhận Bằng Công nhận Di tích Lịch sử cấp Quốc gia Đồi 10  (22/08/2006)
Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa làm việc với xã Bình Tân (Tây Sơn) và Canh Hòa (Vân Canh)  (22/08/2006)
Khởi công xây dựng tuyến đường từ thị trấn Vân Canh lên Canh Liên  (21/08/2006)
Xây dựng KKT Nhơn Hội tránh phá vỡ môi trường sinh thái  (21/08/2006)
Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa thăm và làm việc tại Bình Định  (21/08/2006)
Tạo điều kiện đến trường cho 480 học sinh có nguy cơ bỏ học  (20/08/2006)
Đã đóng góp gần 394 triệu đồng vào Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" năm 2006  (20/08/2006)
Quy định mức hỗ trợ cho cán bộ, công chức đi thực tế  (20/08/2006)
20 học sinh được trao "Giải thưởng Quang Trung về học tập"  (18/08/2006)
Cách mạng tháng Tám ở Quy Nhơn  (20/08/2006)