Bình Định có cách làm dân số rất sáng tạo !
14:54', 26/1/ 2007 (GMT+7)

Đó là đánh giá của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban DS-GĐ và TE Việt Nam Lê Thị Thu về hoạt động dân số, gia đình và trẻ em (DS-GĐ và TE) ở tỉnh ta trong chuyến làm việc với lãnh đạo tỉnh mới đây. Bộ trưởng Lê Thị Thu nói:

Trong quá trình theo dõi, giám sát và kiểm tra, tôi khẳng định rằng, Bình Định là một trong những địa phương có cách làm rất sáng tạo, kịp thời đưa công tác truyền thông cũng như các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến với người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tôi rất tâm đắc với cách làm vừa tổ chức phòng khám lưu động, vừa lồng ghép giữa công tác truyền thông và các dịch vụ CSSKSS trong Chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động, lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân có mức sinh cao và vùng khó khăn mà tỉnh vẫn làm hàng năm.

 

Trẻ khuyết tật và mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Bình Định

 

* Theo Bộ trưởng, đâu là nguyên nhân thành công của chương trình DS-GĐ và TE ở Bình Định?

- Tôi thấy Bình Định có 3 thế mạnh tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp ngành dân số hoàn thành nhiệm vụ. Thứ nhất, vai trò tham mưu của Ủy ban DS-GĐ và TE đối với các cấp uỷ đảng và chính quyền rất cụ thể, để từ đó có các quyết sách đúng đắn và kịp thời. Thứ hai, tổ chức bộ máy con người, hệ thống tổ chức, chính sách về công tác DS-GĐ và TE của Bình Định là một trong số ít tỉnh được thực hiện rất tốt. Ở một số tỉnh, số cán bộ chuyên trách tuyến huyện cao nhất chỉ có 6 người, thậm chí có nơi chỉ có 2-3 người nhưng ở Bình Định lại khá ổn định với 7 người/huyện. Bình Định cũng là địa phương triển khai sớm chính sách mua thẻ BHYT cho đội ngũ cán bộ dân số của địa phương, cũng như việc thực thi các chế độ chính sách cho lực lượng cộng tác viên thôn bản. Thứ ba, công tác phối kết hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể ở Bình Định luôn được chú trọng và phát huy tốt.

Chính các thế mạnh nói trên đã dẫn đến những kết quả rất đáng khích lệ trong công tác DS-GĐ vàTE của tỉnh. Điều đáng ghi nhận nữa là, dù Bình Định có đến hơn 1,5 triệu dân nhưng đã thực hiện tốt việc đổi sổ hộ gia đình.

* Nhưng Bộ trưởng cũng đã nhìn ra nhiều mặt hạn chế trong ngành dân số của tỉnh…

-  Đúng thế, mặc dù đã làm cật lực, tích cực và hiệu quả nhưng quy mô dân số của tỉnh Bình Định vẫn còn khá cao, bình quân 2,25 con trong khi mức sinh thay thế của cả nước là 2 - 2,1 con. Từ nay đến năm 2010, Bình Định sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức để hạ thấp quy mô dân số. Chất lượng dân số của tỉnh còn chưa cao, thể hiện qua nhiều yếu tố. Số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn cao, chiếm đến 23,5%. Bình Định đã hoàn thành phổ cập THCS nhưng chất lượng đào tạo nghề chưa hẳn đã cao. Sắp tới, với việc hình thành Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh phải chú trọng hoạt động đào tạo nghề, nhất là việc đào tạo nghề có trình độ cao.

Hơn thế nữa, Bình Định cũng đang đứng trước thách thức trong vấn đề dân số già . Thật ra, nếu nói sự mất cân bằng về cơ cấu dân số già và trẻ đến năm 2010 vẫn chưa có gì khó khăn và đáng ngại lắm, nhưng khó khăn lớn nhất chính là chất lượng sống, các dịch vụ phục vụ cũng như chính sách hỗ trợ chưa đáp ứng kịp, đặc biệt là những người già ở vùng nông thôn.

Tôi cũng được biết, Bình Định hiện có 4.274 cháu bị khuyết tật nhưng đã có hơn 1.000 cháu khuyết tật không có khả năng phục hồi và cần phải có chính sách phù hợp để được chăm lo tốt hơn. Mặt khác, một vấn đề đáng lo ngại khác là cùng với sự phát triển nhanh chóng về KT-XH, đối tượng vị thành niên và thanh niên đang chịu nhiều tác động của các tệ nạn xã hội như: quan hệ tình dục không an toàn, nạo phá thai hay các bệnh HIV/AIDS, rối loạn tâm thần, vị kỷ, ít muốn giao tiếp với cộng đồng xã hội… 

* Vậy, theo Bộ trưởng, Bình Định cần phải làm gì để thực hiện tốt hơn nữa các chính sách về DS-GĐ và TE?

- Trong thời điểm hiện nay, mức giảm sinh giữa các vùng trong tỉnh còn chênh lệch lớn, chưa vững chắc và nguy cơ bùng nổ dân số vẫn còn tiềm ẩn. Do đó, đối với các xã quy mô dân số còn cao thì tỉnh vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch truyền thông, nhất là vùng sâu, vùng xa để tiến tới đạt mức sinh thay thế. Còn ở các xã đã đạt mức sinh thay thế thì phải đồng thời quan tâm song song cả hai nhiệm vụ duy trì quy mô dân số và nâng cao chất lượng dân số.

* Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Thu Hiền  (thực hiện)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Học sinh THCS bỏ học tăng 0,12% so với cùng kỳ năm học trước   (26/01/2007)
Tỉnh ủy: Tổ chức Hội nghị quán triệt Quyết định số 25- QĐ/TW  (26/01/2007)
Bình Định tiếp tục xét tuyển 127 giáo viên cho năm học 2006-2007  (25/01/2007)
Sẽ thành lập phòng kiểm nghiệm thực phẩm tại huyện An Nhơn  (25/01/2007)
Ban hành Quy định về cung cấp và quản lý thông tin trên website  (24/01/2007)
Hơn 32% số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ ăn uống vi phạm VSATTP  (24/01/2007)
Về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  (24/01/2007)
68% dân số ở nông thôn đã được dùng nước sạch  (24/01/2007)
Tặng trường THPT Quốc Học 1 phòng máy vi tính  (24/01/2007)
Đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri tại xã Nhơn Lý  (24/01/2007)
Xây dựng Công viên Vĩnh Hằng Quy Nhơn hiện đại  (24/01/2007)
Let’s Go - Một bộ sách tốt dành cho việc giảng dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học  (23/01/2007)
Ngôi trường mơ ước  (23/01/2007)
Chuẩn bị thuốc chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán  (23/01/2007)
Trường Đại học Quy Nhơn: Mở thêm 7 ngành đào tạo mới  (22/01/2007)