HƯỚNG ĐẾN KỶ NIỆM 90 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (1917-2007):
Ta vào thăm Bác gặp Lê-nin
8:52', 29/10/ 2007 (GMT+7)

Trong căn phòng làm việc của Bác Hồ tại thủ đô Hà Nội, Người đã treo trang trọng một bức ảnh Lê-nin. Vì thế, trong bài thơ “Theo chân Bác”, nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Ta vào thăm Bác gặp Lê-nin

Trán rộng yêu thương, dõi mắt nhìn

Người đến cùng ta, ngồi với Bác

Như hình với bóng, một anh linh...”.

Mùa hè năm 1920, Bác Hồ của chúng ta lúc đó là Nguyễn Ái Quốc, đang sống tại Pa-ri, một thành phố mà chính Lê-nin cũng đã sống 3 năm ở đó, tại phố Mari-Rôdơ trong những ngày hoạt động cách mạng. Hồi đó, liền trong hai ngày 16 và 17.7, báo Nhân Đạo đã đăng “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin”. Đêm ấy, trong căn phòng nhỏ tại ngõ hẻm Công-poanh, một ngọn đèn sáng mãi đến khuya và anh Nguyễn đã vô cùng xúc động, đọc đi đọc lại những dòng chữ của Lê-nin.

Sau này, khi đã trở thành Chủ tịch nước, Bác Hồ của chúng ta đã viết: “Bản luận cương đó đã làm cho tôi cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao ! Tôi xúc động đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng, mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta !”.

Ba năm sau ngày đọc luận cương của Lê-nin, tháng 6 năm 1923, từ cầu thang con tàu Xô-viết “Các-lơ Liếp-nếch”, Bác Hồ của chúng ta đã đặt chân xuống hải cảng Pê-tơ-grát- đất nước của Lê-nin, quê hương của Cách mạng Tháng Mười, nơi Người hằng mong đợi.

Đồng chí sĩ quan biên phòng làm giấy tờ nhập cảnh cho Bác, bỗng thấy thiện cảm ngay với người khách mới đến. Anh hỏi:

- Đồng chí đến nước Nga để làm gì ?

- Trước hết, tôi muốn được gặp Lê-nin.

Đồng chí sĩ quan vẻ thông cảm:

- Nhưng rất tiếc là nguyện vọng ấy hiện nay chưa thể thực hiện được. Đồng chí Lê-nin của chúng ta đang ốm.

Sau này, nhớ lại những ngày đầu tiên ấy, Bác Hồ đã viết:

“Trong những ngày mới đặt chân đến đất nước có Lê-nin, tôi đã thấy nhân dân Xô-viết phải sống và lao động trong những điều kiện vô cùng gian khổ như thế nào để xây dựng đất nước của mình. Biết bao câu chuyện về chủ nghĩa anh hùng cao đẹp, về sự quên mình của công nhân, nông dân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội...”.

Cùng với những nhà hoạt động cách mạng khác của quốc tế cộng sản ở Mát-xcơ-va, Bác Hồ hàng ngày đến làm việc tại Ban phương Đông của quốc tế cộng sản ở Mát-xcơ-va, đóng tại một ngôi nhà trên đường phố đối diện với thư viện của bảo tàng Ru-mi-an-xét, sau đó là thư viện Lê-nin. Vừa làm việc, vừa học tập, viết báo, dự Đại hội quốc tế nông dân (10.10.1923) và chính trong thời gian này Bác đã hoàn thành cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

Báo chí nói sức khỏe của Lê-nin đã khá hơn, Người đã đi lại được. Và Bác của chúng ta hy vọng sẽ có ngày được gặp và trò chuyện với Lê-nin- một lãnh tụ mà Người yêu mến.

Nhưng ngày 21.1.1921, bỗng một tin đau đớn đã truyền đi khắp đất nước Nga: Lê-nin không còn nữa!

Hôm ấy, Bác và các đồng chí của mình đang ngồi ăn sáng như thường lệ ở nhà ăn tầng dưới khách sạn thì được tin Lê-nin từ trần. Không ai muốn tin đó là sự thật, nhưng nhìn lên đã thấy cơ quan Xô-viết Mát-xcơ-va treo cờ rủ. Tất cả đều lặng đi, ngậm ngùi xúc động... Lê-nin đã mất rồi, thế là ước mơ gặp Người không còn nữa !

Mùa đông nước Nga năm ấy, trời lạnh dưới 40 độ. Một đồng chí ở quốc tế cộng sản kể lại: “Khoảng 10 giờ đêm, có tiếng gõ cửa nhẹ. Tôi bước ra mở cửa, trước mặt tôi là đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Mặt đồng chí xanh xám, mũi và tai, cả những ngón tay cũng thâm tím vì giá rét...

- Tôi vừa đi viếng Lê-nin về ! Đồng chí Nguyễn Ái Quốc vừa nói, vừa run cầm cập. Tôi không thể chờ đến ngày mai để viếng người bạn vĩ đại nhất của nhân dân các nước thuộc địa”.

  • Bùi Công Bính
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
60-70% trẻ em bị tai nạn thương tích có di chứng do sơ cứu không đúng  (29/10/2007)
Bình Định là địa phương thích hợp để xây dựng Trung tâm truyền máu khu vực Nam Trung bộ  (29/10/2007)
Khai giảng năm học mới 2007- 2008  (29/10/2007)
Nhiều khu dân cư vẫn còn bị cô lập do nước lũ  (29/10/2007)
Những mảnh đời nửa quên, nửa nhớ  (27/10/2007)
Diện cùng vải ký  (27/10/2007)
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo  (27/10/2007)
Lắp đặt 45 đèn tín hiệu cảnh báo giao thông  (27/10/2007)
Nhiều địa phương lại bị ngập nước  (27/10/2007)
Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm soát kinh doanh mũ bảo hiểm và hàng nông sản, thực phẩm  (26/10/2007)
Tháo gỡ cho gần 2.000 trường hợp vướng mắc về nhà ở   (26/10/2007)
Xử lý đối với Công ty TNHH Hoàn Cầu Granite   (26/10/2007)
Tổ chức lễ đặc xá cho 177 phạm nhân   (26/10/2007)
Thợ “mặc áo” cho nhà  (26/10/2007)
Cán bộ lãnh đạo phải làm gương  (26/10/2007)