TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ EM:
Lỗi tại người lớn
10:51', 16/11/ 2007 (GMT+7)

Bỏng, đuối nước, nghẹt đường thở do dị vật, tai nạn giao thông… là những tai nạn rất dễ xảy ra đối với trẻ em mà nguyên nhân phần nhiều do sự chủ quan của người lớn.

 

Chỉ vì sự lơ là, chủ quan của người lớn, nhiều trẻ phải vào bệnh viện với thương tích trên người. Trong ảnh: Bé Quỳ, 27 tháng tuổi, bị bỏng được điều trị tại BVĐK tỉnh.

 

* Chuyện ở bệnh viện

Trong số bệnh nhân đang điều trị tại khoa Ngoại chấn thương- Bỏng, BVĐK tỉnh, chúng tôi bắt gặp nhiều trường hợp là trẻ em. Bé Nguyễn Thị Quỳ, 27 tháng tuổi, ở Phù Mỹ bị bỏng do lửa rơm. Chị Hiền, mẹ bé Quỳ, cho biết: “Ở nhà có hai mẹ con, mỗi khi vào nấu cơm tôi thường để con bé ở nhà trên. Hôm vừa rồi, nấu xong bữa cơm chiều, cứ tưởng con bé đang chơi ngoài sân nên tôi không dập lửa, chẳng ngờ nó chạy vào nhà bếp, bước chân vào lò…”.

Cũng bị bỏng nhưng bé Lê Minh Đa, 6 tuổi, ở xã Cát Tân, huyện Phù Cát, phải nằm ở phòng cấp cứu, phần da ở hai cánh tay và ngực bị phồng rộp do bỏng nước sôi khi trèo lên bàn làm ngã bình thủy. Còn bé Huỳnh Trọng Thiêm, 11 tuổi, ở huyện Tây Sơn cũng phải nằm điều trị tại bệnh viện sau lần đến nhà bạn chơi, bị chó rượt chạy đụng vào xe máy.

Theo số liệu thống kê của BVĐK tỉnh, năm 2006 bệnh viện tiếp nhận và điều trị 203 trẻ từ 0 đến 14 tuổi bị các chấn thương do tai nạn thương tích, trong đó có 4 trẻ tử vong. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2007, bệnh viện cũng đã tiếp nhận và điều trị 72 trường hợp trẻ em bị tai nạn thương tích.

* Lỗi tại người lớn!

Bác sĩ Võ Thành Nhân, khoa Ngoại chấn thương - Bỏng, BVĐK tỉnh, phân tích: Trẻ em dưới 3 tuổi vốn tò mò nhưng chưa nhận thức được những mối nguy hiểm của môi trường xung quanh nên rất dễ bị các tai nạn thương tích, nhất là bỏng nước sôi. Còn đối với những trẻ đã bước vào lứa tuổi đi học, hiếu động, thích chạy nhảy, rượt đuổi, lại muốn tự khẳng định mình, muốn trở thành người lớn, rất dễ bị kích động nên cũng dễ bị tai nạn giao thông, ngã, đuối nước…

Phần nhiều các vụ đuối nước, bỏng, điện giật, tai nạn giao thông… xảy ra với trẻ em là do sự chủ quan của người lớn. Lúc ở nhà nhiều phụ huynh vì tất bật với chuyện kiếm tiền nên không có thời gian chăm sóc trẻ; còn ở trường, các thầy cô giáo cũng không thể quản lý nổi trong khi môi trường luôn có nhiều nguy cơ rình rập.

Kết quả nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong tại một số bệnh viện ở tỉnh ta trong 5 năm (1998-2003) của ngành Y tế, cho thấy: đối với trẻ em, đuối nước và các chấn thương khác cho đến nay vẫn là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

* Xây dựng cộng đồng an toàn

Tai nạn thương tích ở trẻ em không chỉ làm tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

Nhiều bậc phụ huynh vẫn còn có quan niệm khi trẻ bị té, trật xương khớp thì ngay lập tức đưa đến “thầy mằn”. Nhưng các bác sĩ khuyến cáo, nhiều trẻ bị thầy “mằn” không đúng nên khi nhập viện phải mổ đi mổ lại hai ba lần nhưng cũng chỉ khôi phục được 60-70% chức năng cơ thể của trẻ. Một số người còn cho trẻ tắm nước mắm, bùn vào vết bỏng, làm cho vết thương bị nhiễm trùng, cơ thể trẻ bị mất nước nặng, để lại những di chứng, hạn chế sự vận động của trẻ…

Bác sĩ Hồ Việt Mỹ, Phó giám đốc Sở Y tế, cho biết: “Các chấn thương và tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em có thể được phòng ngừa nếu cha mẹ, thầy cô giáo có nhận tức tốt hơn về các yếu tố nguy cơ ngay trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. Do đó, việc xây dựng một cộng đồng an toàn đối với trẻ em là việc làm rất cần thiết”.

Trước thực trạng này, từ cuối năm 2006, thông qua sự hỗ trợ của dự án VIE/03/P20, ngành Y tế bắt đầu khởi động chương trình xây dựng cộng đồng, phòng chống tai nạn thương tích tại một số xã điểm. Ngoài việc hỗ trợ kinh phí để các trường xây dựng tường rào, ngành Y tế đã phối hợp với ngành GD-ĐT và các ban, ngành đoàn thể ở địa phương tổ chức triển khai nhiều chương trình hội thảo, tập huấn, truyền thông nhóm tại cộng đồng về các hoạt động can thiệp để xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích với sự tham gia của nhiều bậc phụ huynh và thầy cô giáo. Từ mô hình của các xã điểm này, tỉnh sẽ tiếp tục nhân rộng ra tất cả các xã, phường, thị trấn.

  • Lê Phương
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Kết nạp 28 sinh viên vào Đảng  (16/11/2007)
Thêm 2 nông dân tham gia cứu người trong lũ được khen thưởng  (16/11/2007)
Khám mắt và cấp kính điều trị tật khúc xạ miễn phí  (16/11/2007)
Đại hội thi đua quyết thắng LLVTND tỉnh lần thứ XI  (16/11/2007)
Cơ hội “đổi đời” nhiều hơn  (15/11/2007)
Quét sạch chủ nghĩa cá nhân  (15/11/2007)
Tiếp nhận gần 390 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị lũ lụt  (15/11/2007)
Tặng quà cho học sinh nghèo  (15/11/2007)
113 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh  (15/11/2007)
Quân đội tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả lũ lụt  (15/11/2007)
2.943 lượt học sinh sinh viên được vay vốn học tập  (15/11/2007)
Góp phần khắc phục tình trạng luật chờ nghị định  (15/11/2007)
Thêm 6 người bị chết nước và 1 người bị mất tích  (15/11/2007)
Thiệt hại lớn nhất vẫn là con người  (14/11/2007)
Thành lập Trường Cao đẳng Y tế Bình Định  (14/11/2007)