“Ai cũng được học hành”
7:52', 20/11/ 2007 (GMT+7)

Ngay từ năm 1945, lúc vừa thành lập chính quyền công nông, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Nha Giáo dục và Nha Bình dân học vụ. Đây là hai sắc lệnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm xây dựng nền giáo dục của đất nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về dân trí sau hơn tám mươi năm chịu sự “ngu dân hóa” của phong kiến và thực dân xâm lược. Liền sau đó các phong trào “diệt giặc dốt” đã được phát động và trở thành phong trào rộng khắp, mang lại hiệu quả to lớn. Đông đảo nhân dân ta từ chỗ mù chữ đã biết chữ và được học tập nhiều hơn.

Chính vì xác định rõ vị trí và vai trò vô cùng quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước, Bác Hồ đã đặc biệt quan tâm chăm lo cho giáo dục. Người đã khẳng định “Nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi”. Ngay cả trước lúc đi xa, trong Di chúc Người cũng thêm một lần nhắn nhủ với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta về một trong những điều mong muốn sâu xa nhất của mình, đó là đồng bào ta “ai cũng được học hành”.

Đặc biệt, Bác căn dặn rất cặn kẽ những công việc mà các thầy giáo, cô giáo cần thực hiện để làm tốt sứ mệnh “trồng người” cho đất nước. Bác nói: “Các thầy cô giáo phải gần gũi dân chúng. Các thầy giáo cũng như các trí thức khác là lao động trí óc. Lao động trí óc phải biết sinh hoạt với nhân dân, nếu chỉ giở sách đọc thì không đủ. Phải yêu dân, yêu học trò, gần gũi nhau, gần gũi cha mẹ học trò. Giáo dục ở trường và ở gia đình có quan hệ với nhau. Các cô các chú phải thi đua để trao đổi kinh nghiệm...”. Cụ thể hơn, Bác chỉ rõ “Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa”; “Trong lúc học cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui, đều học”... Người nhấn mạnh với các thầy giáo, cô giáo và cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc: “Giáo dục nhi đồng là một khoa học. Các bạn hãy cố gắng học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm để tiến bộ mãi”...

Thực hiện Di chúc và những lời dạy của Bác Hồ, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã tích cực chăm lo cho công tác giáo dục, chăm lo cho đội ngũ thầy giáo, cô giáo ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước thì vẫn còn phải tiếp tục nỗ lực rất nhiều. Việc học tập và làm theo tư tưởng và quan điểm của Bác Hồ về giáo dục sẽ giúp chúng ta tìm ra con đường phát triển đúng đắn nhất cho nền giáo dục nước nhà.

  • Hà Nhiên
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nhà giáo nói về nghề giáo   (20/11/2007)
Về thăm trường cũ   (19/11/2007)
Mưu sinh mùa lũ lụt   (19/11/2007)
Quan tâm phát triển đảng trong sinh viên   (19/11/2007)
Nhiều hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11   (19/11/2007)
NZAID hỗ trợ Bình Định trên 600 ngàn USD để khắc phục hậu quả lũ lụt   (19/11/2007)
“Chuyện nhặt” ở phòng sinh  (17/11/2007)
Lực lượng to lớn của cách mạng, nhân tố quyết định thắng lợi...  (17/11/2007)
Nhiều tổ chức, đơn vị cứu trợ đồng bào bị lũ lụt  (17/11/2007)
Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội mở cơ sở đào tạo tại Bình Định  (17/11/2007)
120 giáo viên thi giáo viên dạy giỏi bậc THCS cấp tỉnh  (17/11/2007)
Chủ động đối phó với đợt mưa lũ mới  (17/11/2007)
Họp mặt kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Mặt trận DTTN Việt Nam  (17/11/2007)
Khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt và chủ động phòng mưa lũ  (17/11/2007)
NZAID hỗ trợ Bình Định 21.875 USD để khắc phục hậu quả lũ lụt  (16/11/2007)