PHỤ LỤC
DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC NỀN GIÁO DỤC MỚI THAY THẾ NỀN GIÁO DỤC CŨ Ở VIỆT NAM
17:8', 28/3/ 2007 (GMT+7)

Dụ ngày 31-5-1906 ấn định việc giáo dục mới ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ ấn định như sau:

v    Ấu học

Hương trường cơ sở:    École Elémentaire.

Dạy lớp ấu học gồm có chữ  Quốc ngữ và chữ Pháp có các lớp:

-        Lớp Đồng ấu (hay lớp năm) Cours Enfatin.

-        Lớp Dự bị (hay lớp tư) Cours Preparatorie

-        Lớp Sơ đẳng (hay lớp ba) Cours Elémentaire

v    Tiểu học

Có bằng Yếu lược được thi lên học.

-        Lớp Nhì (năm thứ nhất) (Cours Moyen 1 ère année).

-        Lớp Nhì (năm thứ hai) (Cours Moyen 2 ère année).

-        Lớp Nhất (Cours Superieur).

Cuối năm thi lấy bằng: Tiểu học Yếu lược, Sơ đẳng Tiểu học, Sơ học Pháp Việt. (Certificat d’Etudes primarie Franco-Indigène).

v    Trung học gồm hai cấp

Cao đẳng Tiểu học và Tú tài

v    Ban Cao đẳng tiểu học

Enseignement primarie supérieur hay Enseignement primarie Complémentarie.

Nhất niên 1 ère année.

Nhị niên 2 ère année.

Tam niên 3 ère année.

Tứ niên 4 ère année.

v    Ban Tú tài

Chương trình học băn năm. Enseignement secondarie.

Đệ nhất niên 1 ère année secondarie.

Đệ nhị niên 2 ère année secondarie.

Đệ tam niên 3 ère année secondarie.

Ban khoa học (sciences)

Ban toán học (mathématiques)

Ban triết (philosophie)

Học xong năm hai lấy bằng Tú tài một. Nếu đậu, học xong năm ba thi lấy bằng Tú tài hai. Toàn phần.

Đến năm 1928, trên toàn quốc Việt Nam có 12 trường Cao đẳng, Tiểu học dạy cho nam nữ học sinh.

v    Bắc kỳ

-      Trường Bưởi sau đổi tên là trườn Chu Văn An (1905), 1908 mới có Nghị định chính thức khóa bậc Cao đẳng Tiểu học (1905-1909).

-      Năm 1925-1926 nâng lên thành Lyceé du protecrat.

-      Năm 1927-1938 mới thi Tú tài.

-      Trường Nam định ngày 24-8-1920 Toàn quyền Đông dương ra nghị định thành lập Trường Thành Chung Nam Định.

-      Trường Cao đẳng Tiểu học Lạng Sơn.

-      Trường Cao đẳng Tiểu học Đồng Khánh (cho nữ).

v    Trung kỳ

-      Trường Quốc học Vinh hay goi là trường Cao đẳng Tiểu học Vinh mở năm 1920 dành cho học sinh từ Quảng Bình đến Thanh Hóa.

-      Trường Quốc học Huế còn gọi là trường Collège Khải Định mở năm 1896 dành cho học sinh từ Quảng Trị đến Quảng Nam (23-10-1896) do Toàn quyền Đông Dương A.Rouseau ký nghị định chuẩn y Dụ ngày 17-9 năm Thành Thái thứ 8. Ngô Đình Khả làm Hiệu trưởng.

-      Trường Đồng Khánh Huế mở năm 1917 dành cho học sinh nữ sinh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận còn gọi là trường Cao đẳng Tiểu học Đồng Khánh.

-      Trường Cao đẳng Tiểu học Quy Nhơn còn gọi là trường Collège Quy Nhơn ở Bình Định, mở năm 1921, dành cho nam sinh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận, cũng gọi là trường Quốc Học  Quy Nhơn.

v    Nam kỳ

-Trường Pétrus Kí (nam sinh) có trung học chuyên khoa. Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập trường Collège cochinchin năm 1925, đến năm 1928 trường mang tên Collège Pétrus Trương Vĩnh Ký, và đến niên khóa 1927-1928 học sinh trường này mới thi Tú tài bản xứ đầu tiên ở Nam Kỳ.

-      Trường Gia Long (nữ sinh) có trung học chuyên khoa (1913). Toàn quyền Đông Dương cấp phép năm 1913. Hiệu trưởng đầu tiên là người Pháp, đến năm 1922 mới có hiệu trưởng là người Việt.

-      Năm 1917 Thống đốc Nam Kỳ cho mở tại Cần Thơ trường nội trú Internal. Trường này đến năm 1925 đổi tên thành Collège de Cần Thơ (1925-1945). Từ năm 1945-1975 đổi tên thành Trường Trung học Phan Thanh Giản. Đến nay đổi tên thành Trường trung học Châu Văn Liêm. Lúc trước trường dành cho học sinh 11 tỉnh Tây Nam bộ.

-      Thống đốc Nam Kỳ ký Nghị định thành lập Trường Collège le Myre de Vilers ngày 14-6-1881. Đến năm 1945 trường đổi tên thành Nguyễn Đình Chiểu. Đây là trường mở sớm nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.

v    Trường Tây

-      Trường Trung học Chasseloup Laubat (bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại) thành lập ngày 18-11-1874 nhận con em Pháp và quan lại Việt Nam. Học sinh thời đó có Nguyễn Văn Thinh, Nguyễn Bính, Phan Văn Hùm, Hồ Văn Ngà, Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Thạch, Trần Văn Giàu, Vương hồng Sển. Giáo sư người Việt và Pháp có: Diệp Văn Cương, Nguyễn Văn Mai, Cao Hữu Đính.

-      Năm 1920 trường đổi tên là Lyceé Jean Jacques Rouseau.

-      Năm 1966 đổi tên là trường Lê Quý Đôn cho đến nay.

-      Trường Lyceé Albert Sarraut ở Hà Nội mở ngày 31-12-1918.

-      Trường Collège Marie Curie mở năm 1917.

-      Trường Pellerin (Huế) Công giáo.

-      Trường Taperd ở Sài Gòn Công giáo (1874).

-      Trường Collège d’Adran là trường Trung học dân lập đầu tiên ở Việt Nam do Nhà dòng quản lý, thành lập năm 1866.

-      Theo kỹ sư Nguyễn Lê, cựu học sinh trường Bưởi khóa đầu bậc Cao đẳng Tiểu học (1905-1909) gồm có các ông: Phạm Quỳnh, Đỗ Uông (Y sĩ Đông Dương), Lê Đình Trân (Tổng đốc), Nguyễn Trọng Viện (Thông phán), Nguyễn Văn Ngọc (Đốc học)…

Học sinh trường Bưởi hay trường Pe’trus Ký một năm có người đỗ ba bằng Tú tài như các ông: Nguyễn Quang Xước (luật sư), Nguyễn Hữu (thạc sĩ y khoa), Hoàng Cơ Thụy (bác sĩ). Ngụy Như Kontum (giáo sư), Phạm Biểu Tâm (thạc sĩ y khoa), Vũ Văn Mẫn (thạc sĩ luật).

Niên khóa 1917-1918 trường Pe’trus Ký và trường mới có kỳ thi Tú tài bản xứ đầu tiên ở nước ta.

Trường Khải Định Huế mãi đến năm 1936-1937 mới có học sinh thi Tú tài hai. Lúc này mới họi là Lyceé Khải Định.

Năm 1938 chương trình trung học Đông Dương chỉ còn có hai bằng: Tú tài Pháp và Tú tài Pháp-Việt.

Văn bằng Tú tài Pháp do Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Pháp ký. Văn bằng Tú tài Pháp-Việt do Giám đốc học chính Đông Dương và toàn quyền Đông Dương ký. Hai văn bằng giá trị ngang nhau do Toàn quyền Đông Dương ký sắc lệnh ngày 12-10-1930.

Thống kê chưa chính xác thì đến năm 1938 có:

o      Bậc Trung học có 4 trường, có 533 học sinh.

o      Bậc Cao đẳng Tiểu học có 19 trường, gồm 5.637 học sinh

o      Bậc Sơ đẳng Tiểu học có 477 trường, gồm 189.905 học sinh

o      Bậc Yếu học yếu lược có 3.521  trường, gồm 132.210 học sinh

(Theo Nguyễn Thế Anh – Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ –

Lửa thiêng Sài Gòn năm 1970).

(Trích trong Giáo dục và khoa cử Triều Nguyễn của Nguyễn Phu)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay  (28/03/2007)
SV Phạm Thị Tường Vi được tuyên dương “Thủ khoa Việt Nam”  (27/03/2007)
ADB hỗ trợ cải thiện sức khỏe người dân  (27/03/2007)
Nhất trí cao Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hoàng Hà ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XII  (27/03/2007)
Liên kết đào tạo đại học ngành giao thông  (27/03/2007)
Ngân hàng Thế giới tài trợ triển khai dự án phòng chống cúm A/H5N1  (27/03/2007)
Bộ trưởng Mai Ái Trực tặng học bổng cho sinh viên Bình Định  (27/03/2007)
Cần nắm vững và phát huy vai trò của người làm công tác tư tưởng  (27/03/2007)
Trao xe đạp cho HS nghèo và khen thưởng HS giỏi quốc gia   (26/03/2007)
Tập huấn các chuyên đề về đạo đức Hồ Chí Minh và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4  (26/03/2007)
Khởi công xây dựng Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi  (26/03/2007)
Đoàn TN Dân-Chính-Đảng về thăm Nhà lưu niệm Chi bộ Cửu Lợi  (25/03/2007)
Tổ chức Đại hội biểu dương sinh viên tiêu biểu  (25/03/2007)
Tổ chức diễn đàn “Tuổi trẻ Phù Mỹ học tập và làm theo Lời Bác”  (25/03/2007)
Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới chống lao  (24/03/2007)