Thứ tư, ngày 12/2/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Chuyện về một người vẽ tranh Bác Hồ
10:36', 6/4/ 2007 (GMT+7)

Ông Lê Văn Đồng đã vẽ gần 90 bức tranh về Bác Hồ. Ảnh: N.S

Xuất thân từ một ông giáo làng, rồi làm ruộng, tha phương cầu thực, làm thuê làm mướn nuôi gia đình, chưa từng qua trường lớp hội họa nào, đột nhiên đến năm 77 tuổi, ông cầm cọ. Và từ đó ông chỉ vẽ hình Bác Hồ, với tất cả niềm đam mê và sự yêu quý, kính trọng của một người dân Việt Nam đối với Bác. Hơn 3 năm qua, ông đã vẽ được gần 90 bức tranh Bác Hồ.

Đó là ông Lê Văn Đồng, 80 tuổi, hiện trú tại tổ 7 KV 8, phường Ngô Mây, TP Quy Nhơn. Ông Đồng vốn quê ở tại thôn Kim Thành, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1978, ông đưa cả gia đình gồm 2 vợ chồng và 3 người con vào An Giang lập nghiệp. Tuy sống ở An Giang nhưng từ đó đến nay ông vẫn thường xuyên đi về Quy Nhơn, vì ông có một người con sống ở đây. Lần về Quy Nhơn này, ông đã ở lại gần 1 năm.

Khi còn ở quê, ông Đồng dạy tại trường làng. Đến khi vào An Giang, ông làm nghề kéo xe. Nghĩa là, ông chỉ là một người dân lam lũ bình thường, và cũng như bao người Việt Nam khác, ông yêu quý và kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Chuyện ông vẽ Bác Hồ cũng rất tình cờ. Đó là vào năm 2004. Khi thấy một bức tranh vẽ Bác trong quyển sách tập đọc lớp 5 của đứa cháu, ông nảy ra ý định vẽ lại thử. “Càng vẽ, tôi thấy mình vẽ cũng được và rất thích thú” - ông Đồng nhớ lại. Và thế là từ đó ông dành hết thời gian và tâm huyết của mình để vẽ Bác Hồ. Bất cứ tờ báo, cuốn sách nào có in ảnh, tranh vẽ về Bác Hồ, thậm chí là tem vẽ Bác, ông đều “chộp” ngay và lấy đó làm mẫu để vẽ lại. Chỉ bằng cây bút chì, cục tẩy và một cây thước góc nhỏ, hơn 3 năm qua, ông Lê Văn Đồng đã vẽ được gần 90 bức tranh về Bác Hồ. Tranh vẽ Bác Hồ của ông Đồng rất phong phú về nội dung, từ tranh chân dung các kiểu đến tranh vẽ Bác về thăm quê, Bác Hồ với thiếu nhi, Bác Hồ và bác Tôn, Bác Hồ trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp, Nga... Ở mỗi bức ông đều nắn nót chú thích nội dung bên cạnh và không quên ghi thời điểm mình vẽ.

Ông Lê Văn Đồng vẽ theo kiểu của các họa sĩ truyền thần, dùng thước chia thành nhiều ô vuông trên tấm ảnh gốc và trên giấy vẽ, sau đó đối chiếu các chi tiết ở từng ô và vẽ lại. Mỗi bức tranh (khổ 30x40cm hoặc 15x20cm) ông vẽ trong 3-4 ngày. Và cứ thế, ngày nào ông cũng miệt mài, say mê vẽ tranh Bác Hồ. Có những lúc ông vẽ đến quên thời gian, ngồi liền mấy tiếng đồng hồ bên bàn vẽ, đến khi nhớ ra thì cánh tay đã tê cứng. Ông Đồng nói: “Vẽ Bác Hồ khó nhất là vẽ đôi mắt, chòm râu và mái tóc Bác. Vẽ những chi tiết này mà không được thì không thể nào giống Bác Hồ được”.

Khi được hỏi về lý do chỉ vẽ tranh Bác Hồ, ông Lê Văn Đồng lấy ra một cuốn vở học trò. Ở đó, ông ghi lại tất cả cảm xúc, suy nghĩ của mình về vị cha già kính yêu của dân tộc bằng những lời lẽ rất mộc mạc và đẹp, có lẽ bởi nó xuất phát tự đáy lòng. Ông viết: “Tôi rất ngưỡng vọng Bác Hồ, bởi đó là người đã đem lại vinh quang cho Tổ quốc. Tôi yêu thương và rất kính trọng Người. Lúc nào trong trí óc tôi cũng có hình ảnh Bác. Từ đó tôi say mê và đem hết tâm huyết để vẽ Bác”.

 

Ngày nào ông Lê Văn Đồng cũng say mê vẽ tranh Bác Hồ. Ảnh: Ngọc Bích

 

Khách quan mà nói, những bức vẽ Bác Hồ của ông Lê Văn Đồng có bức giống, có bức chưa giống lắm. Giống nhất là một số bức vẽ chân dung: bức “Bác Hồ về thăm quê”, “Bác Hồ với Bác Tôn”, “Bác Hồ với thiếu nhi”..., và đó cũng là những bức ông Lê Văn Đồng tâm đắc nhất. Ông cũng đã gởi tặng tranh vẽ Bác Hồ của mình cho một vài nơi như: CLB thơ ca phường Trần Phú (Quy Nhơn) - nơi ông sinh hoạt, một khoa của Viện Quân y 13...

Ở nước ta, đã từng có nhiều người, xuất phát từ lòng biết ơn vô hạn và sự kính trọng, ngưỡng mộ đối với Bác Hồ, nên đã vẽ Bác như: họa sĩ Xu Man ở Gia Lai, họa sĩ khiếm thị Lê Duy Ứng, nhà giáo Phan Xuân Hải ở Quảng Bình... Ông Lê Văn Đồng cũng là một người như thế. Nhưng điều đáng nói nhất ở ông Lê Văn Đồng có lẽ là ở chỗ: cũng như nhiều người Việt Nam khác ông Đồng vẽ Bác Hồ xuất phát từ lòng kính yêu của một người dân đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

  • Nguyên Sương
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Một tấm gương suốt đời vì Đảng, vì dân  (06/04/2007)
Khuyến học - khuyến tài, xây dựng cả tỉnh trở thành xã hội học tập  (06/04/2007)
130 trẻ em sứt môi, hở hàm ếch sẽ được phẫu thuật  (06/04/2007)
Hội nghị thông tin về KKT Nhơn Hội và bầu cử Quốc hội khóa XII  (06/04/2007)
Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo xử lý vụ chết người tại BVĐK tỉnh  (05/04/2007)
Phân công cán bộ lãnh đạo theo dõi địa bàn các xã, phường, thị trấn  (05/04/2007)
Kiểm tra việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh  (04/04/2007)
Khai trương Trung tâm Tư vấn pháp luật  (04/04/2007)
Xóa sổ nhà, quán xây cất trái phép trên tuyến Quy Nhơn - Nhơn Hội  (04/04/2007)
Nghề nấu ăn cho trẻ: Yêu trẻ mới yêu nghề  (04/04/2007)
Đoàn công tác tỉnh sẽ đi Nam Lào  (04/04/2007)
3 ngư dân Bình Định bị phía Trung Quốc bắt giữ  (05/04/2007)
Doanh nhân Bình Định thành lập một quỹ học bổng trị giá 2 tỉ đồng  (04/04/2007)
Giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính còn một nửa  (03/04/2007)
Một chặng đường khuyến học  (03/04/2007)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn