Luật sư ở tỉnh Bình Định:
Còn thiếu và yếu
17:0', 9/7/ 2007 (GMT+7)

Sở Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 và các quy định pháp luật liên quan đến luật sư (ảnh). Tham dự có lãnh đạo và các trưởng phó phòng, trung tâm thuộc Sở và các luật sư đang hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh.

Ảnh: N.H.H

Ông Hoàng Đồng, Giám đốc Sở Tư pháp cho rằng: Trong thời gian gần đây, đội ngũ luật sư không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tế, nhất là trong thời kỳ hội nhập thì đội ngũ luật sư ở tỉnh Bình Định vẫn chưa đủ về số lượng, chưa đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính... Do vậy, nâng cao năng lực của các tổ chức hành nghề luật sư và hành nghề của luật sư theo tinh thần của Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị là rất cần thiết và cấp bách “Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện tốt cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức luật sư đối với thành viên của mình” - ông Đồng nhận định. Tỉnh ủy Bình Định đã có Kế hoạch 07-KH/TU ngày 9-10-2006 về thực hiện Nghị quyết 49 trên địa bàn tỉnh Bình Định. Sở Tư pháp tổ chức quán triệt tinh thần của Nghị quyết, Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành là cần thiết.

Phát biểu tại hội nghị về những vướng mắc của luật sư khi tham gia tố tụng, hầu hết các luật sư đều cho rằng từ khi có Nghị quyết 49 thì việc tham gia tranh tụng tại phiên tòa dân chủ hơn, các luật sư tham gia bảo vệ, bào chữa cho thân chủ của mình có thời gian tranh tụng nhiều hơn mà không bị chủ tọa phiên tòa “cắt” như trước đây; việc mời luật sư tham gia bào chữa theo luật cũng được các cơ quan tố tụng chú trọng hơn; các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong tỉnh bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư thực hiện chức năng của mình trong việc tham gia đại diện, bảo vệ, bào chữa cho đương sự. Tuy nhiên, cũng theo một số luật sư thì có một số điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán khi thực hiện chức trách của mình chưa tôn trọng luật sư. Những ý kiến, quan điểm của luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ tại phiên tòa chưa được đưa vào bút ký phiên tòa. Có luật sư cho rằng, trong một số trường hợp cơ quan điều tra chưa thực hiện đúng quy định pháp luật tố tụng hình sự là phải mời luật sư tham gia kể từ giai đoạn khởi tố bị can (như bị can là vị thành niên, ở những tội danh đặc biệt nghiêm trọng...) hoặc được tham gia khi có yêu cầu của khách hàng...

Ông Hoàng Đồng, Giám đốc Sở Tư pháp: Qua các ý kiến của các luật sư, Sở Tư pháp sẽ kịp thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng, cũng như những vướng mắc giữa các quy định pháp luật về luật sư so với thực tế thực hiện. Qua đó sẽ có biện pháp để phát triển đội ngũ luật sư về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn; tạo điều kiện cho luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư khi tham gia hành nghề...

Công tác quản lý Nhà nước đối với Đoàn Luật sư và luật sư thì trước khi có Luật Luật sư (có hiệu lực từ ngày 1-1-2007) còn buông lỏng, nguyên nhân do pháp luật về luật sư quy định chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ. Sở Tư pháp tổ chức hội nghị để lắng nghe các ý kiến của luật sư nhằm giúp UBND tỉnh trong việc quản lý đối với các tổ chức luật sư là cần thiết, và là nhiệm vụ cần làm thường xuyên bởi thông qua cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động luật sư sẽ có những động thái cần thiết trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia vào các giai đoạn tố tụng thuận lợi hơn, nhất là tham gia các hoạt động xã hội tốt hơn. Về phối hợp giữa các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư với Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước trong việc tham gia đại diện, bảo vệ, bào chữa miễn phí tại tòa án cho người nghèo và các đối tượng chính sách lâu nay bị vướng. Ngay khi Luật Luật sư có hiệu lực, luật sư có nghĩa vụ tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí, nhất là tham gia đại diện, bảo vệ và bào chữa cho người nghèo và đối tượng chính sách tại các cơ quan tố tụng... Các tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để luật sư thực hiện nghĩa vụ cao đẹp này.

  • Hiếu Thảo
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thông báo “lệch pha”, thí sinh chịu thiệt!  (09/07/2007)
Thêm 35 trẻ em sứt môi, hở hàm ếch được phẫu thuật “trả lại nụ cười”  (09/07/2007)
Hơn 2.000 đối tượng chính sách được nhận quà  (09/07/2007)
26.511 thí sinh dự thi ĐH, CĐ năm 2007 (đợt 2)  (09/07/2007)
Kết thúc Hội thi Tin học trẻ không chuyên lần thứ XIII năm 2007  (09/07/2007)
Hỗ trợ cho chị Hòa 100% chi phí phẫu thuật  (07/07/2007)
Tổ chức nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa  (07/07/2007)
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng làm việc tại tỉnh Bình Định  (07/07/2007)
Mưu sinh cùng hủ tiếu xe  (06/07/2007)
Cấp phép đầu tư 1,2 triệu USD dự án Trung tâm truyền hình cáp Quy Nhơn  (06/07/2007)
Trao tặng nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách  (06/07/2007)
Không có thí sinh nào vi phạm quy chế thi  (06/07/2007)
Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu  (05/07/2007)
Tăng cường đảm bảo TTATGT tại các giao điểm đường sắt và đường bộ  (05/07/2007)
Tổ chức Hội nghị triển khai công tác biên phòng  (05/07/2007)