12 NĂM THỰC HIỆN PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG:
Cuộc sống của các gia đình chính sách đã dễ chịu hơn
9:25', 26/7/ 2007 (GMT+7)

12 năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với các chính sách: trợ cấp ưu đãi, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ giáo dục - đào tạo, hỗ trợ cải thiện nhà ở, hỗ trợ tạo việc làm, phát triển kinh tế, ổn định đời sống cho các đối tượng chính sách đã giúp cải thiện nhiều mặt cho các gia đình chính sách ở tỉnh Bình Định.

 

Bộ đội quân y khám bệnh, phát thuốc cho Mẹ VNAH Võ Thị Đào ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn). Ảnh: Hoàng Vân

 

Ngày 29.8.1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa IX ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Ngay sau khi Pháp lệnh có hiệu lực, tỉnh Bình Định đã sớm triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi cho những người có công. Việc chi trả trợ cấp được thực hiện kịp thời. Tính đến tháng 6.2007, Bình Định đã chi trả trợ cấp một lần cho 69.643 người. Chi trả trợ cấp thường xuyên hàng tháng cho hơn 41.300 người, bình quân mỗi tháng gần 15,9 tỉ đồng. Một số địa phương đã thực hiện chi trả tận nhà.

Thực hiện chủ trương điều dưỡng nâng cao sức khỏe cho các đối tượng: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cán bộ tiền khởi nghĩa, thân nhân liệt sĩ, thương binh hạng 1/4, người bị bắt, bị tù, người có công giúp đỡ cách mạng…, từ năm 1999 đến tháng 6.2007 ngành LĐ-TB&XH đã tổ chức điều dưỡng cho 24.346 lượt người, trong đó điều dưỡng tập trung 6.889 lượt người. Điều trị phục hồi và làm dụng cụ chỉnh hình cho 1.320 lượt người.

Thực hiện trợ cấp ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đã giúp cho 6.536 người được trợ cấp thường xuyên. Chính sách ưu đãi trong giáo dục- đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho con thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh được học văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, học nghề để tạo lập sự nghiệp, đóng góp công sức vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Chính sách hỗ trợ đối tượng có công cải thiện nhà ở được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Đến nay đã xem xét hỗ trợ sửa chữa nhà cho 94 trường hợp với số tiền 294 triệu đồng; hỗ trợ sửa chữa nhà cho 116 cán bộ cách mạng lão thành, với số tiền trên 5,4 tỉ đồng; ưu tiên giao đất và miễn giảm tiền sử dụng đất cho 266 hộ là thương binh, thân nhân liệt sĩ; hỗ trợ 93 thương, bệnh binh nặng sửa chữa nhà ở, với số tiền 186 triệu đồng.

Từ năm 2000, thực hiện chương trình hỗ trợ “xóa nhà ở đơn sơ” cho các đối tượng có công với cách mạng, đến nay tỉnh Bình Định đã hỗ trợ xóa gần 6.000 nhà ở đơn sơ với tổng kinh phí trên 29 tỉ đồng. Mỗi hộ được tỉnh hỗ trợ 5-10 triệu đồng, các địa phương vận động giúp ngày công, vật liệu cùng với phần kinh phí của gia đình, người thân tạo lên những ngôi nhà mới khang trang. Các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương trong và ngoài tỉnh đã trao tặng 536 ngôi nhà tình nghĩa cho các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, thân nhân liệt sĩ với tổng kinh phí xây dựng 7,7 tỉ đồng.

 

Quy tập hài cốt liệt sĩ vào Nghĩa trang liệt sĩ Tiến Chánh, xã Cát Tiến (Phù Cát) nhân kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Ảnh: Đình Lai

 

Các chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển kinh tế, các phong trào tình nghĩa được phát động và triển khai thực hiện rộng rãi tại nhiều địa phương trong tỉnh. Đến nay đã có 4.200 hộ gia đình chính sách được vay vốn quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, vay vốn quỹ “xóa đói giảm nghèo” và vay vốn đi xuất khẩu lao động với tổng số tiền 25 tỉ đồng. Các địa phương, hội, đoàn thể đã phối hợp vận động các phong trào chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng có công với cách mạng như: đón thương binh, bệnh binh nặng ở các khu điều dưỡng về chăm sóc tại nhà; các cấp hội phụ nữ đã vận động chị em nhận đỡ đầu 1.226 cha, mẹ liệt sĩ già yếu, cô đơn; 508 con liệt sĩ mồ côi, tàn tật không nơi nương tựa; các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng đến cuối đời hơn 500 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; tặng 7.475 sổ tiết kiệm tình nghĩa; tặng 22 vườn cây tình nghĩa…

Hàng năm vào các dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm trọng đại của dân tộc, lãnh đạo chính quyền các cấp đều tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho hơn 1.000 gia đình chính sách tiêu biểu; tổ chức cho gần 200 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, thân nhân liệt sĩ, người có công cách mạng tiêu biểu đi thăm Thủ đô Hà Nội, các di tích lịch sử cách mạng; hỗ trợ kinh phí cho đoàn các cựu tù chính trị thăm lại nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc, viếng Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn…

Công tác tìm kiếm, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ vào nghĩa trang, xây dựng tôn tạo các nghĩa trang, đài tưởng niệm, nhà bia ghi tên liệt sĩ được thực hiện chu đáo. Đến tháng 6.2007 đã có 28.965 hài cốt liệt sĩ được an táng trong các nghĩa trang. Đến nay, về cơ bản mộ liệt sĩ đã được tu sửa, nâng cấp; các nghĩa trang liệt sĩ đã đáp ứng được yêu cầu khang trang, tôn nghiêm, nhiều nghĩa trang trở thành công trình văn hóa tại địa phương.

  • Nguyễn Phúc
In trangGửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Triển khai cấp bách công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết  (26/07/2007)
Điều quan trọng nhất là luật phải đi vào cuộc sống  (25/07/2007)
Hoạt động giáo dục pháp luật đã đi vào chiều sâu  (25/07/2007)
Sẽ tiến hành kiểm tra, khảo sát các tồn tại về nhà, đất ở Quy Nhơn  (25/07/2007)
Khắp nơi thăm hỏi, chăm sóc gia đình thương binh - liệt sĩ  (25/07/2007)
Bế giảng lớp tập huấn cán bộ chăn nuôi - thú y của tỉnh Chămpasắc  (25/07/2007)
Nhiều hoạt động hướng về ngày 27.7  (24/07/2007)
83,27% số hộ ở nông thôn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  (24/07/2007)
Tiếp sức mùa thi 2007 hiệu quả hơn các năm trước  (24/07/2007)
Tăng mức chi công tác phí và tổ chức hội nghị  (24/07/2007)
Gặp mặt thanh thiếu niên tiêu biểu con thương binh, liệt sĩ  (24/07/2007)
Không có đặc quyền  (24/07/2007)
Ông Nguyễn Xuân Dương thăm các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh  (24/07/2007)
Già làng nói thì nghe rất mau  (23/07/2007)
Nóng bỏng những vấn đề dân sinh và quản lý đô thị  (23/07/2007)