KỶ NIỆM 62 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH TƯ PHÁP (28.8.1945 – 28.8.2007)
Ngành Tư pháp với công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền
10:35', 28/8/ 2007 (GMT+7)

Hòa giải là hình thức tuyên truyền pháp luật hiệu quả. Ảnh: H.H

Cách đây 62 năm, ngày 28.8.1945, Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Tuyên cáo công bố danh sách nội các thống nhất quốc gia với 13 Bộ trưởng, trong đó có Bộ Tư pháp. Ngành Tư pháp chính thức ra đời từ đó và ngày 28.8 hằng năm theo Quyết định số 715/TTg ngày 7.11.1995 của Thủ tướng Chính phủ chính thức công nhận là ngày truyền thống của ngành Tư pháp.

Nhìn lại 62 năm hình thành và phát triển, ngành Tư pháp đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nền dân chủ XHCN, quản lý Nhà nước và xã hội bằng pháp luật, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Ngay từ lúc vừa thành lập, Bộ trưởng Bộ Tư pháp với tư cách là thành viên của Chính phủ, và là cơ quan tham mưu cho Chính phủ về mặt pháp luật, đảm nhiệm trọng trách công tác quản lý Tòa án cũng như lãnh đạo công tác xét xử, công tố trong toàn quốc.

Năm 1954, do yêu cầu trong tình hình mới, ngành Tư pháp được tách ra thành 3 cơ quan: Tư pháp, Tòa án và Công tố đều trực thuộc Hội đồng Chính phủ lúc bấy giờ. Do nhiệm vụ cách mạng, từ năm 1960 đến năm 1981, hình thức tổ chức ngành Tư pháp có thay đổi: Năm 1960 chuyển Bộ Tư pháp thành Ủy ban pháp chế thuộc Chính phủ; năm 1981, đổi lại thành Bộ Tư pháp. Nhưng qua các giai đoạn đó, chức năng và nhiệm vụ của ngành Tư pháp vẫn không thay đổi, ngành đã góp phần quan trọng cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Cũng kể từ đó, hệ thống cơ quan Tư pháp ở địa phương cũng được hình thành và đi vào hoạt động ngày càng nề nếp (cấp tỉnh có Sở Tư pháp, cấp huyện có Phòng Tư pháp, cấp xã có Ban Tư pháp).

Với chức năng nhiệm vụ được giao, ngành Tư pháp là cơ quan tham mưu cho Chính phủ, UBND các cấp trong việc thể chế hóa đường lối của Đảng thành pháp luật nhằm thực hiện việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, thực hiện Nhà nước quản lý toàn xã hội bằng pháp luật và tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển kinh tế. Do đó, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã xác định Bộ Tư pháp đứng hàng thứ 4 trong các Bộ của Chính phủ, mở ra một giai đoạn mới cho công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Cùng với sự phát triển của ngành Tư pháp cả nước, từ năm 1982 đến nay, ngành Tư pháp tỉnh Bình Định cũng từng bước củng cố và phát triển trên nhiều mặt. Ngày 5.8.1982, UBND tỉnh Nghĩa Bình lúc bây giờ có Quyết định số 573/QĐ-UB về việc thành lập Sở Tư pháp Nghĩa Bình với nhiệm vụ quản lý thống nhất công tác tư pháp trong toàn tỉnh và Quyết định số 758/QĐ-UB về việc thành lập Phòng Tư pháp cấp huyện và Ban Tư pháp cấp xã.

Năm 1989, tỉnh Nghĩa Bình tách ra thành 2 tỉnh: Bình Định và Quảng Ngãi. Ngày 12.12.2005, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 129/2005/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Bình Định, theo đó Sở Tư pháp có các phòng chuyên môn thuộc Sở: Văn phòng Sở; Phòng phổ biến, giáo dục pháp luật; Phòng Văn bản pháp quy; Phòng Hộ tịch; Thanh tra Sở; Phòng Công chứng số 1, số 2 và số 3 và các đơn vị thuộc Sở như: Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; thực hiện việc quản lý hành chính tư pháp như: Giám định tư pháp, Luật sư. Ở cấp huyện, có 11 phòng Tư pháp; ở cấp xã có 159 Ban Tư pháp và trên 1.010 tổ hòa giải theo địa bàn thôn, khối phố, cụm dân cư.

Trong những năm gần đây, ngành Tư pháp được Nhà nước giao thêm những nhiệm vụ mới, và xác định công tác Tư pháp có vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Với những thành quả đạt được trong chặng đường 62 năm qua, cùng với sự nỗ lực phấn đấu liên tục của đội ngũ cán bộ viên chức, ngành Tư pháp Bình Định sẽ góp phần xứng đáng trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, thực hiện khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

  • Hoàng Đồng

(Giám đốc Sở Tư pháp)

In trangGửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đưa vào sử dụng khu nhà khám và hành chính  (28/08/2007)
53 học viên hoàn thành khóa đào tạo giảng viên tiếng Chăm  (28/08/2007)
Đưa vào sử dụng nhiều hạng mục công trình quan trọng  (27/08/2007)
Hơn 500 lượt người đến với các phiên chợ việc làm  (27/08/2007)
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Dương thăm các cán bộ lão thành cách mạng  (27/08/2007)
Nghề của tâm linh  (25/08/2007)
Mẹ - bóng mát đời con  (25/08/2007)
Thay mới hơn 3.200 chậu cây trang trí các loại  (25/08/2007)
Cần tuyển 3.000 lao động làm việc trong và ngoài tỉnh  (25/08/2007)
Trồng thêm 1.191 cây xanh  (24/08/2007)
Báo Bình Định trao tiền của bạn đọc giúp cháu Oanh  (24/08/2007)
Cán bộ Bình Định sang Lào học tiếng Lào  (24/08/2007)
Thêm 76 phòng học mới  (24/08/2007)
Sẽ thành lập Hội người giáo dục bệnh đái tháo đường Bình Định  (24/08/2007)
Chất lượng giáo dục được đánh giá gần với thực chất hơn  (24/08/2007)