HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Hình ảnh lớn từ những câu chuyện nhỏ
10:44', 6/9/ 2007 (GMT+7)

Một lần, anh em đoàn điện ảnh miền Nam được đến thăm Bác. Anh em đề nghị Bác cho phép quay một số hình ảnh về cảnh làm việc, sinh hoạt hàng ngày của Bác. Khi quay, thấy Bác ăn mặc quần áo giản dị quá, sợ mang về miền Nam chiếu lên, đồng bào có thể là xúc động quá hoặc là chê trách người quay phim nên anh em đã đề nghị Bác mặc bộ khác để quay “cho đẹp”. Bác nói “Bác như thế đấy, có thế nào các chú cứ thế mà quay”. Sau khi quay được một số hình ảnh, anh em định xin quay một số cảnh nữa về đời sống hàng ngày của Bác thì Bác bảo “Thôi! Đời sống lúc này không quan trọng bằng đời sống của nhân dân”.

Năm 1961, Bác về thăm một xã có phong trào trồng cây tốt ở Nghệ An. Bác đứng nói chuyện với nhân dân trong xã tại một ngọn đồi. Trời đã gần trưa nên nắng gắt. Đồng chí Chủ tịch huyện bèn cho mang đến một chiếc ô để che nắng cho Bác. Thấy vậy, Bác quay lại hỏi đồng chí Chủ tịch huyện: “Thế chú có đủ ô che cho tất cả đồng bào không? Thôi cất đi, Bác có phải là vua đâu?”. Lần khác, Bác về Hà Đông chống hạn. Trên đường đi có một con mương cắt ngang. Ngay lập tức Bác cởi dép, lội qua con mương để đến với bà con nông dân đang tát nước ở bên kia mương. Sang đến nơi, Bác bảo mọi người cùng tát nước với bà con và chỉ một thanh niên cùng tát với Bác, nhưng anh này không biết. Khi biết anh là nhà báo, Bác cười và nói “Nhà báo của nông dân thì phải biết lao động như nông dân thì viết mới đúng được”. Hôm đó trời cũng nắng to nên có đồng chí cầm ô che cho Bác, Bác bảo “Dân chịu được thì Bác cũng chịu được, chú làm như Bác là ông quan thời xưa”…

Còn rất nhiều những câu chuyện tương tự trong những lần Bác Hồ đi thăm nhân dân ở các địa phương trong cả nước. Điểm chung nhất qua những lần Bác gặp gỡ nhân dân, nhất là nông dân, là Bác luôn thân mật, gần gũi với bà con. Bác đến với bà con bằng cả tấm lòng mình, hết sức đồng cảm và chia sẻ với tất cả tình thương yêu chân thành nhất.

Qua những câu chuyện chân thật ấy chúng ta có thể hiểu vì sao ngay từ thuở thanh niên Bác đã tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống sưu cao thuế nặng, vì sao Bác kiên quyết vạch mặt sự bóc lột nông dân của chế độ thực dân phong kiến, vì sao Bác đã tìm ra và chính Người đã thực hiện cương lĩnh giải phóng nông dân bằng cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử…

Chúng ta có thể tự hào rằng, Bác Hồ chính là người đã để lại một di sản có một không hai - một hình ảnh lớn vô cùng đẹp đẽ trong lịch sử nhân loại: Chân dung một lãnh tụ bên cạnh người nông dân.

  • Vũ Trường Minh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cưỡng chế các trường hợp xây dựng trái phép trên tuyến đường ĐT 639  (06/09/2007)
Trao tặng phòng học tại điểm trường Cây Thẻ  (06/09/2007)
Trao học bổng cho học sinh nhân năm học mới  (06/09/2007)
Phát động cán bộ, công chức và người lao động đội mũ bảo hiểm  (06/09/2007)
Ban hành chế độ khuyến khích phát triển nhân lực có trình độ cao  (06/09/2007)
Khai trường cùng với “4 không”  (06/09/2007)
Trao 67 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học giỏi  (05/09/2007)
376 ngàn học sinh các cấp bước vào năm học mới 2007 - 2008  (05/09/2007)
Gạn đục, khơi trong  (04/09/2007)
Học sinh vùng lũ - ngày tựu trường đến sớm  (04/09/2007)
Học sinh giảm, lớp ghép tăng  (04/09/2007)
Tổ chức trọng thể lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 2.9.2007  (04/09/2007)
Dạy thật, học thật, kết quả thật  (04/09/2007)
Khởi công xây nhà cho 5 chị em mồ côi ở phường Thị Nại  (03/09/2007)
Xét tuyển hơn 600 giáo viên các cấp cho năm học mới  (03/09/2007)