HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Bác Hồ viết chữ “quan liêu”
16:46', 11/9/ 2007 (GMT+7)

Trong một lần đến thăm lớp “chỉnh huấn” chính trị cán bộ trung, cao cấp năm 1956, Bác Hồ đã có cuộc trò chuyện thân mật với cả lớp. Khi anh em quây quần quanh mình, Bác bảo: “Các chú học đã giỏi, bây giờ Bác đố chữ này xem các chú có biết không nhé!”. Anh em phấn khởi đồng thanh hưởng ứng “vâng ạ” rất to vì trong số họ có rất nhiều người biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc và tất nhiên cả tiếng Việt.

Đầu tiên, Bác vẽ một gạch ngang trên mặt đất rồi hỏi: “chữ gì nào?”. Mọi người cùng hô “chữ nhất ạ”, Bác khen “giỏi đấy”. Rồi Bác lại gạch tiếp một gạch nữa dưới chữ nhất. Chưa kịp hỏi thì anh em đã ồ lên “chữ nhị ạ”. Bác động viên “giỏi lắm” rồi gạch thêm một gạch nữa dưới 2 gạch cũ. Anh em đọc ngay “chữ tam ạ”. Bác cười khen “khá lắm” và gạch thêm một gạch nữa dưới chữ “tam” và hỏi “chữ gì nào?”. Đến lúc này thì mọi người mới nhìn thật kỹ và “ngớ ra” không thể đoán ra là chữ gì vì chữ “tứ” tiếng Hán viết khác, còn chữ Pháp, chữ Anh, chữ Quốc ngữ thì chẳng phải. Đó là chưa kể nhìn kỹ thì thấy rằng gạch đầu tiên thì Bác gạch vừa phải, gạch thứ hai thì dài hơn và có lếch một chút, gạch thứ ba dài hơn tí nữa và cũng không được “song song” cho lắm, gạch thứ tư thì dài nhất và đã “cong” hẳn. Bác giục “thế nào?” nhưng không ai trả lời. Bác lại tiếp tục cầm que gạch một gạch, rồi hai gạch từ trên xuống dưới, ban đầu thì thẳng đứng, đến gạch thứ hai thì đã “queo”, gạch thứ ba thì “quẹo”, đến gạch thứ tư thì loằng ngoằng như… giun bò.

Thấy mọi người dường như đã “bí” cả, Bác bèn đứng dậy và nói “Chịu hết à? Có thế mà không đoán ra… các chú biết cả đấy…”, rồi Bác giải thích: “chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng đúng đắn… Đến tỉnh hơi cong, đến huyện đã “tả hữu”, đến xã đã sai lệch. Vì sao? Vì cán bộ làm không đúng, không nắm chắc chủ trương, đường lối, không gần gũi dân, không chịu làm “đầy tớ của nhân dân” mà chỉ muốn làm quan cách mạng”. Cho nên chữ ấy là “quan liêu”. Các chú không học nhưng vẫn biết và vẫn làm. Còn các chú học, thì các chú lại ít làm…”.

Nghe Bác giải thích, học viên cả lớp đứng lặng im phăng phắc. Họ đã nghe, đã thấm thía những điều tâm huyết mà Bác chia sẻ với họ. Một câu chuyện thật đơn giản nhưng ý nghĩa thì sâu sắc vô cùng. Tác dụng giáo dục mà câu chuyện của Bác đem lại cho anh em cán bộ chắc chắn lớn hơn những bài thuyết giáo dài dòng khô cứng và khuôn sáo mà chúng ta hay mắc phải. Một bài học quý cho tất cả chúng ta!

  • Trường Tâm
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
“Hậu trái tuyến” ở Quy Nhơn  (11/09/2007)
22 phạm nhân được giảm thời gian chấp hành hình phạt  (11/09/2007)
Nông dân đóng góp trên 60 tỉ đồng xây dựng giao thông nông thôn  (11/09/2007)
Một hình thức tuyên truyền sinh động về ATGT  (10/09/2007)
Sử dụng 100% cho công tác đảm bảo TTATGT  (10/09/2007)
Ngày càng diễn biến phức tạp  (10/09/2007)
545 hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất  (10/09/2007)
Khánh thành khu chứng tích Tân Giản  (10/09/2007)
Tiếng chổi đêm  (08/09/2007)
Chuyện nuôi con học giỏi của chị Lúi  (08/09/2007)
Nhiều sinh viên mới nhập trường thiếu chỗ ở trong ký túc xá  (08/09/2007)
Nhiều cơ quan thực hiện làm việc ngày thứ Bảy  (08/09/2007)
Êm êm xe điện  (07/09/2007)
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay HSSV là 23,22%  (07/09/2007)
Đại hội đại biểu lần thứ X và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba  (07/09/2007)