KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở BÌNH ĐỊNH:
Phát hiện nhiều văn bản vi phạm hoặc không phù hợp
9:19', 3/10/ 2008 (GMT+7)

Sở Tư pháp vừa tổ chức đánh giá tình hình triển khai công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 2004 đến nay theo Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14.11.2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

 

Đoàn kiểm tra của Sở Tư pháp kiểm tra công tác văn bản tại xã An Dũng (An Lão). Ảnh: H.H

 

Qua thống kê, từ năm 2004 đến nay, các cơ quan, đơn vị chức năng đã kiểm tra 425 văn bản quy phạm pháp luật, phát hiện có 63 văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, hoặc của địa phương. Qua đó đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ 51 văn bản; hủy bỏ 4 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, chủ yếu trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính và quản lý đất đai, và sửa đổi, bổ sung 8 văn bản liên quan đến lĩnh vực khuyến khích đầu tư.

Sở Tư pháp cũng đã nhận và trực tiếp kiểm tra 16.320 văn bản, trong đó có 1.030 văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp huyện ban hành. Qua đó đã phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật, vi phạm các quy định tại Điều 3, Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14.11.2003 của Chính phủ ở 6 văn bản, trong đó có 1 nghị quyết của HĐND cấp huyện, 5 quy định của UBND cấp huyện. Trong 6 văn bản phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật, sau khi Sở Tư pháp có thông báo thì các cơ quan ban hành đã tự kiểm tra, xử lý bằng hình thức hủy bỏ theo đúng thời hạn. Đối với các văn bản có chứa quy phạm pháp luật, nhưng không ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan kiểm tra góp ý, nhắc nhở, rút kinh nghiệm là chính, chưa tiến hành xử lý.

Qua quá trình kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh đã tạo những chuyển biến tích cực trong công tác soạn thảo, ban hành văn bản ở một số ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh; văn bản ban hành ít sai sót, có tính khả thi cao và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, từ thực tế công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh thời gian qua, có một vấn đề nổi lên cần phải được khắc phục. Đó là khi phát hiện văn bản trái pháp luật, Giám đốc Sở Tư pháp thông báo để UBND cùng cấp xử lý, nhưng cơ quan ban hành văn bản không xử lý thì Giám đốc Sở Tư pháp cũng không có cách chế tài nào khác. Vì vậy, đề nghị Bộ Tư pháp cần nghiên cứu thêm về thẩm quyền kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của giám đốc sở tư pháp, trưởng phòng tư pháp cấp huyện để kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 135/2003/NĐ-CP.

  • N.H.H
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chuẩn bị tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009  (03/10/2008)
2 tàu cá của ngư dân gặp nạn trên biển  (03/10/2008)
Thực hiện chi trả mức hỗ trợ mới cho các đối tượng xã hội còn chậm  (03/10/2008)
Phê duyệt Chương trình hành động phòng chống tai nạn thương tích  (03/10/2008)
Tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 107 của Thủ tướng Chính phủ  (03/10/2008)
Tổ chức CIFA đề xuất tài trợ dự án “Phòng chống tai nạn thương tích” cho trẻ em  (02/10/2008)
Ấm áp những ngôi nhà đại đoàn kết  (02/10/2008)
Ra mắt Đội chữa cháy KCN Phú Tài - Long Mỹ  (02/10/2008)
Chương trình học bổng quốc tế do quỹ Ford tài trợ  (02/10/2008)
Triển khai thực hiện NQLT giữa Hội LHPN Việt Nam và Bộ Công an  (02/10/2008)
Ngày 2.10 hàng năm là Ngày Khuyến học Việt Nam  (02/10/2008)
Nhiều vấn đề báo chí nêu là xác đáng, sâu sát thực tế  (02/10/2008)
Sơ kết 20 năm thực hiện “Ngày biên phòng toàn dân”  (02/10/2008)
Những nữ tu và mái ấm của các cô nhi  (02/10/2008)
Bình Định được tham gia Dự án Phòng chống sốt rét  (01/10/2008)