Nước Nga trong tôi
10:40', 7/11/ 2008 (GMT+7)

Đối với ông Nguyễn Văn Thuận- cựu sinh viên đã từng du học ở nước Nga (thời còn là Liên bang Xô Viết) thì đất nước này luôn là quê hương thứ hai của ông. Cứ vào dịp kỷ niệm Ngày Cách mạng tháng 10 thành công (7.11), nỗi nhớ nước Nga trong ông lại bâng khuâng, da diết…

 

                           Kremli - Trái tim nước Nga. (Ảnh: nghe-online.org)

 

Ông Nguyễn Văn Thuận (sinh năm 1926), quê ở xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn, nguyên là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Năm 1960, ông Thuận được Đảng và nhà nước ta đưa sang Liên xô học đại học và nghiên cứu sinh tiến sĩ, ngành địa lý. 8 năm ở Liên xô đối với ông Thuận cũng đầy ắp những kỷ niệm về tình người, tình đoàn kết gắn bó, keo sơn giữa hai nước Nga-Việt. Ông kể: Ngày mới sang Nga, mỗi học sinh Việt Nam đều được ngồi giữa 2 bạn Nga để học tiếng Nga. Nhờ sự tận tình của những người bạn mới, tôi đã nhanh chóng nói rành tiếng Nga… Tôi cũng nhớ như in, hình ảnh của bà giáo địa chất người Nga, ngày nào bà cũng tranh thủ phụ đạo cho tôi một lần để dạy tôi những kiến thức còn chưa vững. Bà coi tôi như con… Còn giáo sư Ben-la Uốt-sốp, người hướng dẫn tôi làm luận án tiến sĩ thì rất giỏi và tận tâm. Năm 1980, tôi có sang Nga lần thứ 2 và tìm gặp ông, nhưng ông đã qua đời. Con gái ông đưa cho tôi cuốn sách “Lý luận khoa học phân vùng kinh tế” do ông di chúc để lại cho tôi… Tôi đã vô cùng xúc động vì một người thầy giáo Nga lỗi lạc như thế mà trước lúc ra đi, vẫn nhớ đến từng học trò cũ người Việt Nam... Trong thời kỳ những năm 1970, đời sống của dân Nga cũng đâu có sung túc gì. Sinh viên Nga đi học cũng còn rất khổ. Những sinh viên Việt Nam sang Nga học thì có học bổng cao, nên sống khá đàng hoàng. Thế nhưng, chúng tôi chẳng bao giờ thấy các bạn Nga có những biểu hiện so bì, thắc mắc, ganh tị. Họ thật sự yêu quý những người bạn Việt Nam

Năm nay, ông Thuận đã 82 tuổi. Ông nguyên là Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học nhà nước tỉnh, đại biểu Quốc hội khoá 7 (1981-1986). Năm 1988, ông nghỉ hưu và đã tiếp tục tham gia nhiều hoạt động ở địa phương. Năm ngoái, gia đình ông đã được tỉnh chọn tham dự “Hội nghị tuyên dương gia đình văn hoá tiêu biểu và xuất sắc toàn quốc” lần thứ nhất tại Hà Nội. Trong suốt cuộc đời mình, ông Thuận đã sống và làm việc tận tuỵ bởi theo ông- ông đã học được rất nhiều kiến thức, phương pháp làm việc khoa học và kinh nghiệm sống quý báu từ những người thầy Nga. Đặc biệt, tấm lòng người Nga và tình cảm quốc tế trong sáng giữa nhân dân hai nước luôn là những “dấu ấn” nhắc nhở ông hãy sống tốt đẹp hơn trong đời mình.

Mỗi lần đến ngày Kỷ niệm Cách mạng Tháng 10, ông Thuận lại ngồi nhớ thầy, nhớ bạn, nhớ những ngày học bên Nga… Trong ký ức của những người Việt Nam, nước Nga là một đất nước vĩ đại với rất nhiều những thiên tài lớn và nền khoa học, văn hoá nghệ thuật vô cùng phát triển. Trong những năm còn làm việc, ông Thuận đã tham gia làm Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt- Xô của tỉnh. Hội hoạt động rất sôi nổi. Nhiều cuộc thi tìm hiểu, triển lãm lớn về Liên Xô thường xuyên được tổ chức. Rồi những hoạt động giao lưu văn hoá giữa các đoàn nghệ thuật Nga sang thăm và biểu diễn tại Việt Nam, tại Bình Định cũng thường xuyên diễn ra. Hồi đó, thành viên của hội có đến 500-700 người- là những sinh viên đã từng học ở Nga, những giáo viên dạy tiếng Nga…Ông Thuận cho rằng: Tuy chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô sụp đổ nhưng nước Nga luôn là một đất nước hùng cường trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá- xã hội. Năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã sang thăm nước Nga và ký kết hợp tác nhiều dự án quan trọng giữa hai nước… “Tôi nghĩ rằng, dù ở thời kỳ nào thì việc học tiếng Nga cũng rất quan trọng. Tâm nguyện của tôi những năm tháng cuối đời là tỉnh ta thành lập lại Hội hữu nghị Việt- Nga để tăng cường các hoạt động giao lưu, học hỏi giữa hai nước”- ông Thuận cho biết.

  • Thiên Kim

 

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tập huấn triển khai bản quyền phần mềm Microsoft Office   (07/11/2008)
Công bố triển khai Dự án VLAP tại Bình Định   (07/11/2008)
Vừa học vừa làm nghề  (06/11/2008)
Giường bệnh điện tử American-Simmons sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị  (06/11/2008)
Triển khai mô hình điểm phòng, chống bạo lực gia đình  (06/11/2008)
Những trạm y tế... “2 không”  (06/11/2008)
Khi vợ “cao” hơn chồng  (05/11/2008)
Kết nối internet đến tất cả các trường học  (05/11/2008)
Ngày 1.4.2009, tổng điều tra dân số và nhà ở  (05/11/2008)
Cần đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm  (05/11/2008)
Gần 1,5 tỉ đồng xây dựng sàn giao dịch việc làm hỗn hợp  (04/11/2008)
Đã tập trung 76 đối tượng lang thang, cơ nhỡ  (04/11/2008)
Thêm 21 trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia  (04/11/2008)
Quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) cho trí thức  (04/11/2008)
Hướng đến đào tạo theo nhu cầu xã hội  (04/11/2008)