Thương lắm mẹ Vừng!
8:3', 2/9/ 2008 (GMT+7)

Mẹ Nguyễn Thị Vừng

Với cống hiến, hy sinh to lớn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Mỹ Hiệp là một trong 2 địa phương của huyện Phù Mỹ, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân sớm nhất huyện. Thành tích đó có sự đóng góp to lớn của 13 Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở thôn Vạn Thiện, một trong những thôn có số lượng Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhiều nhất huyện.

Giờ đây thôn Vạn Thiện chỉ còn 2 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. Và tôi đã tìm gặp mẹ Nguyễn Thị Vừng trong thời điểm cả nước đã và đang hướng tới kỷ niệm 63 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9.

77 tuổi song trí nhớ mẹ Vừng còn tốt lắm. Bên giếng nước, trên kệ xi măng mẹ đang làm cá và nhặt rau, chuẩn bị bữa cơm trưa cho mình. Vừa làm mẹ vừa kể: “Từ ngày ổng hy sinh (năm 1966) đến giờ, tui chỉ sống một mình”.

19 tuổi, mẹ Vừng có chồng: ông Võ Văn Hữu - người cùng xóm. Sau 11 năm lấy chồng, mẹ có 4 người con (2 trai, 2 gái). Khổ nghèo và bệnh tật đã cướp đi của mẹ 3 người con lúc còn nhỏ. Cùng với chồng, mẹ lo nuôi người con trai duy nhất là Võ Văn Đinh. Khi chồng hy sinh, đứa con trai là niềm hạnh phúc để mẹ vui sống.

Rồi mẹ kể tiếp: “Giống cha nó, 18 tuổi thằng Đinh thoát ly tham gia cách mạng, là cán bộ xã đội Mỹ Hiệp; sau đó mấy tháng không lâu, trên đường đi công tác, lọt vào vòng vây của địch bị địch phục mìn hy sinh…”.

35 tuổi, mẹ cắn răng chịu đựng nỗi đau lớn không gì bù đắp nổi. Có ai đó khuyên mẹ đi bước nữa nhưng mẹ lắc đầu, quyết làm vui lòng chồng, con với công việc thầm lặng tiếp tục góp sức cho cách mạng.

Mẹ chỉ vào ngôi nhà tình nghĩa do Bưu điện tỉnh đầu tư 20 triệu đồng xây tặng mẹ năm 1996, nằm giữa màu xanh của các loại cây trái... quanh vườn, và nói: Từ trước đến giờ, mẹ luôn bám trụ tại mảnh đất này. 13 lần mẹ che cất nhà lên thì cũng đúng 13 lần địch đốt đi chỗ ở của mẹ. Cũng như lúc còn chồng, còn con, trong chiến tranh, một mình mẹ vẫn trồng mì, làm đậu, chiều tối một mình gánh đậu, đỗ, mì củ đi bộ mấy cây số xuống tận chợ Đỗ (xã Mỹ Tài) bán, rồi mua về từng ký mắm, cân cá mang về trong đêm. Rồi vội vã cái um dầu, cái kho mặn... bỏ bì giấu gửi cho anh em cơ sở ăn mà đánh giặc. Mẹ làm luôn việc đưa thư từ vào cơ sở ta ở Phù Cát, như ngày nào chồng mình còn sống.

Tôi vào thăm nhà mẹ. Nơi phòng thờ, di ảnh chồng con của mẹ sắp xếp ngay ngắn trên bàn. Trên tường nhà là dãy gồm Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập, Bằng Tổ quốc ghi công, Bà mẹ Việt Nam anh hùng… Tất cả là xương máu, là nước mắt, mồ hôi… không gì đo đếm được mà đời mẹ đã thầm lặng hy sinh.

Khi được hỏi, mẹ còn gì vướng bận trong cuộc đời? Mẹ vui vẻ đáp: “Cái ăn, cái mặc đã được chế độ Nhà nước lo; có nhà ở, có chỗ hương khói chồng con tươm tất như vầy... mẹ vui rồi, còn vướng bận gì nữa!”.

Nghe mẹ nói, tôi cảm thấy ấm lòng. Thương lắm mẹ Vừng ơi!

  • Xuân Lộc
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Kịp thời cứu sống một ngư dân bị bệnh hiểm nghèo trên biển  (02/09/2008)
Sục sôi những ngày tháng Tám lịch sử ở Bình Định  (02/09/2008)
BTV tăng thời lượng phát sóng phim truyện   (01/09/2008)
Công chiếu phim về Lễ Quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh   (01/09/2008)
Những tân sinh viên được tiếp sức đến trường   (01/09/2008)
Một xã có tỷ lệ học sinh đậu ĐH, CĐ năm 2008 đạt 38,46%  (01/09/2008)
Chế độ phụ cấp cho cán bộ làm việc theo cơ chế một cửa  (01/09/2008)
Tôn vinh tấm gương nhân ái thanh niên Chữ thập Đỏ  (01/09/2008)
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả quản lý giáo dục  (01/09/2008)
Niềm tin của một người khuyết tật  (30/08/2008)
Tăng cường nắm bắt diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên  (30/08/2008)
Thành lập Bệnh viện Mắt Bình Định  (30/08/2008)
Khám bệnh, cấp thuốc cho nạn nhân chất độc da cam  (30/08/2008)
206 đảng viên được trao Huy hiệu Đảng đợt 2.9  (30/08/2008)
Lãnh đạo tỉnh thăm các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh  (30/08/2008)