Cộng đồng trách nhiệm để ngăn chặn trẻ em lang thang
8:23', 19/9/ 2008 (GMT+7)

Theo khảo sát, đánh giá của Sở LĐ-TB-XH, tỷ lệ trẻ em lang thang (TELT) đã giảm đáng kể trong thời gian qua. Một trong những giải pháp giúp đạt tới kết quả này là sự cộng đồng trách nhiệm trong công tác tuyên truyền vận động và tư vấn cho TELT và gia đình các em.

 

Trẻ em lang thang đánh giày kiếm sống. Ảnh: K.T

 

TELT kiếm sống trên đường phố là một hiện tượng xã hội, xuất hiện và phát triển gắn với những biến đổi của nền kinh tế thị trường. Qua điều tra, khảo sát, nghiên cứu người ta chia TELT ra làm 4 dạng sau đây: dạng ban ngày lang thang kiếm sống trên đường phố, tối về với gia đình; dạng lang thang kiếm sống cùng với gia đình; dạng bị bỏ rơi phải lang thang lao động kiếm sống và dạng bỏ nhà đi lang thang do gia đình quá nghèo khó hoặc do mâu thuẫn gia đình.

Hiện Bình Định có hơn 150 trẻ em bỏ nhà lang thang kiếm sống ở TP Hồ Chí Minh. Tại TP Quy Nhơn và các thị trấn trong tỉnh cũng có hàng trăm em lang thang, lao động kiếm sống. TELT chủ yếu làm các công việc: bán mì gõ, bán vé số, bán báo, nhặt phế liệu, ăn xin, đi ở và đánh giày... Tuy nhiên thực trạng đáng lo ngại nhất hiện nay là số đông các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (HCĐBKK) đang tiềm ẩn nguy cơ bỏ học, bỏ nhà vào các thành phố lang thang lao động kiếm sống.

Trong các năm qua, UBDS-GĐ-TE trước đây nay là Sở LĐ-TB-XH đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội tổ chức tốt các đợt tuyên truyền, vận động, tư vấn cho TELT, giúp các em trở về với gia đình và cộng đồng, nhất là từ khi phối hợp thực hiện các Đề án kèm theo Quyết định 19 của Thủ tướng Chính phủ về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng TELT, trẻ em bị xâm hại và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Tỷ lệ giảm TELT từ 38% năm 2005 tăng lên 80% vào năm 2008. Có trên 51% TELT hồi gia được ổn định cuộc sống tại gia đình, không tái lang thang năm 2005: 46 em,  năm 2007: 16 em và 8 tháng năm 2008: 13 em. Các em hồi gia đều được hỗ trợ ổn định cuộc sống và học tập; 25 gia đình được hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, để ngăn chạên và giải quyết căn bản thực trạng TELT, đưa các em trở về với gia đình và cộng đồng, các cơ quan chức năng, nhất là ngành LĐ-TB-XH cần phối hợp tổ chức thực hiện nhiều giải pháp. Ngoài việc quan tâm tới công tác tuyên truyền và tư vấn trực tiếp cho các em và gia đình để thấy được tác hại nguy hiểm của TELT như: thất học, bị xâm hại, bị bóc lột sức lao động, nhất là bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội để cùng tham gia ngăn chặn tình trạng TELT, cần tổ chức khảo sát TELT và trẻ em có nguy cơ lang thang. Qua phân tích cập nhật số liệu theo địa bàn dân cư, đánh giá từng hoàn cảnh, từng tình huống, sự tổn thương và nguyên nhân lang thang của các em để biết nhu cầu cần hỗ trợ. Đẩy mạnh các hoạt động can thiệp, trợ giúp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em học tập văn hóa như miễn học phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế và học nghề, tạo nghề phù hợp với từng đối tượng để có thể kiếm việc làm ngay tại địa phương mình.

Mặt trận và các đoàn thể phối hợp với chính quyền địa phương có trách nhiệm giải quyết các phúc lợi xã hội kịp thời cho các đối tượng khó khăn như: hỗ trợ xây dựng nhà tình thương; vay vốn sản xuất, ổn định cuộc sống đồng thời quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình khó khăn, gặp hoạn nạn, rủi ro trong cuộc sống. Bởi chỉ có thoát nghèo trẻ em mới có điều kiện tiếp tục đi học, triệt tiêu nguy cơ bỏ nhà đi lang thang.

Việc quan tâm tìm hiểu và sớm hòa giải những xung đột giữa cha mẹ với con cái cũng là giải pháp cần thiết để ngăn chặn nguy cơ TELT. Mỗi gia đình cần giữ gìn cuộc sống bình yên trong mái ấm của mình, vì gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, bao bọc và giúp các em trưởng thành. Ngoài ra cần huy động sự tham gia của cộng đồng và gia đình có TELT, trẻ em có nguy cơ lang thang vào việc lựa chọn, tìm hướng khắc phục khó khăn trong học văn hóa, học nghề, kiếm việc làm. Chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài; gia đình đùn đẩy trách nhiệm bảo vệ chăm sóc trẻ em cho xã hội.

Bà con họ hàng, làng xóm nên quan tâm giúp đỡ các em và gia đình các em không may lâm vào HCĐBKK do thiên tai lũ lụt, tai nạn rủi ro. Nhà trường và các tổ chức Đoàn, Đội sớm phát hiện trẻ em hư, trẻ em có nguy cơ bỏ học do gia đình khó khăn, gia đình mâu thuẫn, học yếu kém để có biêïn pháp giáo dục, động viên, giúp đỡ kịp thời. Để tăng cường trách nhiệm của cộng đồng, chính quyền và các ngành, đoàn thể ở địa phương cần ký cam kết: hỗ trợ TELT hồi gia hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, không để trẻ em tái lang thang, không có TELT mới phát sinh. Bản làng, thôn, khu phố để TELT sẽ không được công nhận làng thôn, khu phố văn hóa; Đảng ủy, chi bộ không được công nhận trong sạch vững mạnh.

  • La Ánh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Xây dựng Trường Đại học Quang Trung tại phường Nhơn Phú  (19/09/2008)
Cộng đồng cùng vào cuộc  (18/09/2008)
Phải chạy đua với thời gian  (18/09/2008)
77,2% cựu quân nhân sinh hoạt trong tổ chức  (18/09/2008)
Giáo viên dạy thêm giờ được hưởng 150% lương giờ dạy  (18/09/2008)
Trình Chính phủ chủ trương xây dựng “Trung tâm Quốc tế Gặp gỡ khoa học đa ngành” tại Quy Nhơn  (18/09/2008)
Xem xét dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các KCN và HS các trường nghề  (17/09/2008)
Trường chuẩn thì… phải chuẩn!  (17/09/2008)
Khi nàng hơn tuổi…  (17/09/2008)
Vì sao một số khu vực nội thành Quy Nhơn thường bị ngập úng?  (17/09/2008)
Hiệu quả cao nhờ… tuyên truyền  (16/09/2008)
Hội thảo tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS  (16/09/2008)
Kịp thời cứu sống một sản phụ bị “tử nhau thai”  (16/09/2008)
Cần sự hợp tác và đồng lòng của toàn xã hội  (16/09/2008)
Một số nội dung cơ bản của Dự thảo Luật Lý lịch tư pháp  (15/09/2008)