Tăng cường dạy nghề
14:47', 25/9/ 2008 (GMT+7)

Hiện nay tình trạng thiếu lao động (LĐ), nhất là LĐ có tay nghề trên địa bàn tỉnh đang trở nên cấp thiết, trước tình hình này UBND tỉnh đã chỉ đạo tăng cường dạy nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp (DN) và thị trường LĐ.

 

Các học viên đang học nghề may công nghiệp tại Trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề An Nhơn. Ảnh: N.Phúc

 

Theo ông Võ Văn Lương, Trưởng Phòng Quản lý đào tạo nghề (Sở LĐ-TB-XH), từ đầu năm đến nay, các cơ sở dạy nghề đã đào tạo được gần 3.500 LĐ cung ứng cho các DN và thị trường LĐ; hỗ trợ kinh phí cho các DN trong và ngoài KCN đào tạo được 2.361 LĐ, với các nghề: mộc dân dụng, mộc nội thất, mộc mỹ nghệ, chế biến hải sản, chế biến hạt điều, đúc kim loại. Bên cạnh đó, Trung tâm dạy nghề An Nhơn và Tây Sơn cũng đã đi vào hoạt động đào tạo các nghề: may công nghiệp, chăn nuôi thú y, điện dân dụng, điện công nghiệp… đáp ứng nhu cầu LĐ tại địa phương. Tuy nhiên, với việc các khu, cụm công nghiệp hình thành ngày càng nhiều thì nhu cầu LĐ có tay nghề đang và sẽ thiếu trầm trọng.

Để đáp ứng nhu cầu, ngày 9.9.2008, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo tăng cường dạy nghề đáp ứng nhu cầu của DN, thị trường LĐ. Theo đó, các ngành chức năng tăng cường phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về dạy nghề. Triển khai thực hiện chính sách khuyến khích ưu đãi nhằm phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề; thu hút đội ngũ LĐ có trình độ, kinh nghiệm, tay nghề cao tại DN tham gia giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề; chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dạy nghề. Thường xuyên sơ kết đánh giá kết quả dạy nghề đáp ứng nhu cầu DN, thị trường LĐ, rút kinh nghiệm, kịp thời khen thưởng DN, cơ sở dạy nghề có thành tích xuất sắc.

Bên cạnh đó, điều tra, khảo sát, tổng hợp nhu cầu nhân lực có kỹ thuật của các DN, khả năng đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn tỉnh. Theo dõi đánh giá học sinh, sinh viên học nghề sau khi tốt nghiệp có việc làm, khả năng đáp ứng yêu cầu của DN, thị trường LĐ nhất là yêu cầu về kỹ năng nghề. Dự báo nhu cầu LĐ qua đào tạo nghề của DN theo trình độ đào tạo, nghề đào tạo. Cung cấp thông tin cho các cơ sở dạy nghề của tỉnh về nhu cầu LĐ. Hỗ trợ DN liên kết với các cơ sở dạy nghề trong việc đào tạo nghề. Vận động DN cung cấp sản phẩm mới của DN cho cơ sở đào tạo làm thiết bị dạy nghề; tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên học nghề thực tập, giáo viên dạy nghề thực tế tại DN; phát triển các cơ sở dạy nghề hiện có tại DN; thành lập cơ sở dạy nghề mới đối với những DN có đủ năng lực. Tham gia xây dựng tiêu chuẩn, kỹ năng nghề. Chuyển mạnh dạy nghề từ hướng cung ứng sang hướng phục vụ theo nhu cầu của DN, gắn dạy nghề đáp ứng với phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn các khu, cụm công nghiệp. Thành lập bộ phận quan hệ với DN, thị trường LĐ. Đổi mới chương trình dạy nghề theo hướng mềm dẻo, tích hợp, linh hoạt phù hợp với thực tiễn và sự thay đổi công nghệ của DN…

  • Phạm Nguyễn
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nghề rửa xe  (25/09/2008)
Sôi động và bổ ích  (25/09/2008)
Bát nháo hàng rong trước cổng trường  (25/09/2008)
Niềm mong muốn của một người khuyết tật  (24/09/2008)
Già néo coi chừng đứt dây  (24/09/2008)
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri  (24/09/2008)
UBND tỉnh chỉ đạo làm rõ vấn đề Báo Bình Định nêu về núi Huỳnh Mai bị xâm hại  (23/09/2008)
Bỉ sẽ tài trợ cho Bình Định xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý rác thải  (23/09/2008)
Nối gót cha làm sư đoàn trưởng  (23/09/2008)
Khởi động năm học mới  (23/09/2008)
Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII sẽ khai mạc ngày 16.10  (23/09/2008)
Ưu tiên đầu tư cho miền núi các công trình bức thiết, phục vụ dân sinh  (23/09/2008)
Hội thi “Tìm hiểu luật giao thông đường thủy nội địa”  (22/09/2008)
Giúp trẻ em mồ côi, khuyết tật  (22/09/2008)
Trao học bổng Tiếp sức đến trường  (22/09/2008)