ÔNG ĐINH Y NAM, PHÓ TRƯỞNG BAN DÂN TỘC TỈNH:
“Biểu dương công lao to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số”
8:32', 5/10/ 2009 (GMT+7)

Từ đầu tháng 11.2009, Đại hội đại biểu (ĐHĐB) các dân tộc thiểu số Việt Nam sẽ diễn ra tại cấp huyện, sau đó là ĐHĐB cấp tỉnh vào tháng 12.2009, tiến tới ĐHĐB Toàn quốc vào tháng 5.2010. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Đinh Y Nam, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội (ĐH) cấp tỉnh, về kế hoạch tổ chức ĐH.

 

Thông qua ĐH, sẽ tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao sự tin tưởng của đồng bào dân tộc thiểu số vào tương lai phát triển của đất nước... - Trong ảnh: Thiếu nữ  Bana huyện Vĩnh Thạnh. Ảnh: Phạm Văn Chai

 

* Thưa ông, ĐHĐB các dân tộc thiểu số Việt Nam các cấp có ý nghĩa như thế nào trong đời sống chính trị của tỉnh?

- ĐH nhằm tiếp tục tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng; khẳng định và ghi nhận công lao to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng; xây dựng, củng cố niềm tin và tạo sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng, trước thềm ĐH Đảng Toàn quốc lần thứ XI và ĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, quyết tâm bảo vệ, xây dựng Tổ quốc Việt Nam và quê hương Bình Định ngày càng giàu đẹp.

ĐH sẽ tôn vinh, biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu là đồng bào các dân tộc thiểu số, chuẩn bị cho ĐHĐB Toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội vào trung tuần tháng 5.2010. Thông qua ĐH, sẽ tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và phát huy bản sắc dân tộc, lòng tự hào về dân tộc Việt Nam của cộng đồng các dân tộc thiểu số; củng cố và nâng cao sự tin tưởng của đồng bào vào tương lai phát triển của đất nước, của tỉnh Bình Định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Quá trình tiến hành ĐHĐB các dân tộc thiểu số các cấp, tiến tới ĐHĐB các dân tộc thiểu số Việt Nam sẽ là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân, đặc biệt, đối với vùng dân tộc thiểu số.

* Vậy kế hoạch tổ chức ĐH ở cấp huyện và cấp tỉnh ở tỉnh ta như thế nào, thưa ông?

- Việc tổ chức ĐH cấp tỉnh, huyện phải đảm bảo đúng chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, phải có đủ đại diện các dân tộc thiểu số Việt Nam cư trú trên địa bàn nơi tổ chức ĐH. Theo quy định, các huyện có trên 5 ngàn người dân tộc thiểu số thì tổ chức ĐH cấp huyện. Do đó, ở tỉnh ta, 3 huyện miền núi: Vĩnh Thạnh (8.244 người dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Bana), Vân Canh (10.171 người dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Bana, Chăm) và An Lão (9.430 người, chủ yếu là dân tộc Bana, H’rê) đủ điều kiện tổ chức ĐH cấp huyện. Với 3 huyện: Hoài Ân (3.030 người dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Bana, H’rê), Tây Sơn (1.523 người, chủ yếu là dân tộc Bana) và Phù Cát (76 người Bana), chưa đạt mức 5 ngàn người dân tộc thiểu số, nên không tổ chức ĐH. Tại các huyện này, chủ tịch UBND huyện sẽ tổ chức hội nghị liên tịch với Ủy ban MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể huyện và đại diện lãnh đạo các xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, để chọn cử đại biểu dự ĐH cấp tỉnh và đề xuất khen thưởng theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo ĐH tỉnh, trình Ban Thường vụ huyện ủy phê duyệt, gởi Ban Chỉ đạo ĐH tỉnh.

Số lượng đại biểu (ĐB) chính thức dự ĐHĐB các dân tộc thiểu số tỉnh:

An Lão: 70 ĐB; Vân Canh: 71 ĐB; Vĩnh Thạnh: 60 ĐB; Hoài Ân: 22 ĐB; Tây Sơn: 12 ĐB: Phù Cát: 2 ĐB… Tổng cộng có 250 ĐB.

ĐH cấp huyện sẽ được tổ chức vào đầu tháng 11.2009; ĐH cấp tỉnh sẽ được tổ chức trong tháng 12.2009. Nội dung ĐH sẽ tổng kết phong trào thi đua yêu nước, tôn vinh và biểu dương công lao đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, qua các thời kỳ cách mạng, đặc biệt, là thời kỳ đổi mới đất nước, hội nhập và phát triển; đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác dân tộc tại các địa phương từ Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đến nay và định hướng đến năm 2020.

* Từ nay đến ngày tổ chức ĐH, Ban Chỉ đạo sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm gì?

- Sẽ có nhiều việc phải làm. Nhưng nhiệm vụ quan trọng trước mắt là tổ chức tuyên truyền trước, trong và sau ĐH về ý nghĩa, tầm quan trọng của ĐHĐB các dân tộc thiểu số tỉnh; những thành tựu mọi mặt của công tác dân tộc, công tác đại đoàn kết các dân tộc ở từng địa phương và cả tỉnh. Đồng thời, nêu gương người tốt, việc tốt của các dân tộc thiểu số, từng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh qua các thời kỳ cách mạng. Tuyên truyền các tấm gương tập thể, cá nhân điển hình trong vùng dân tộc thiểu số; tuyên truyền thành tích đóng góp của đồng bào, cán bộ miền xuôi lên công tác miền núi có nhiều thành tích trong phong trào cách mạng, xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc. Phát động phong trào thi đua lập thành tích thiết thực chào mừng ĐHĐB các dân tộc thiểu số các cấp… Để làm tốt việc này, tôi nghĩ, vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng là rất lớn.

* Cám ơn ông!

  • Ngọc Quỳnh (Thực hiện)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Ủng hộ tỉnh 200 triệu đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 9  (05/10/2009)
Nơi cơn bão đi qua  (04/10/2009)
Tỉnh ta được Chính phủ hỗ trợ 20 tỉ đồng và 1.400 tấn gạo  (04/10/2009)
Tăng cường công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm  (03/10/2009)
Hỗ trợ nạn nhân bão số 9  (03/10/2009)
Tổ chức vui tết Trung thu cho thiếu nhi  (03/10/2009)
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Khuyến học Việt Nam  (03/10/2009)
Kỷ niệm 30 năm thành lập trường và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ  (03/10/2009)
Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân  (03/10/2009)
Tìm được gia đình sau gần 70 năm  (03/10/2009)
Nhanh chóng giám định, bồi thường thiệt hại do bão số 9  (02/10/2009)
Tìm thấy 2 thi thể nạn nhân bão số 9  (02/10/2009)
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Người cao tuổi  (02/10/2009)
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn công tác tỉnh Đắk Nông  (02/10/2009)
Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 9, nâng cao ý thức đối phó bão, lũ  (02/10/2009)