Nhặt “sạn” sách giáo khoa Lịch sử lớp 10
7:40', 20/10/ 2009 (GMT+7)

SGK lịch sử còn nhiều sai sót...

Những sai sót trong sách giáo khoa (SGK), đặc biệt là bộ SGK Lịch sử từ lớp 4 đến lớp 12, báo chí đã tốn khá nhiều giấy mực. Tiếp tục đề tài này, thầy Trương Hoài Phương, giáo viên lịch sử, Trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn (Quy Nhơn), đã nhặt “sạn” SGK Lịch sử lớp 10, với mong muốn “nhà làm sách” biết “lắng nghe dư luận”. Bởi để học sinh hiểu sai, hiểu chưa đúng về lịch sử là vô cùng nguy hiểm.

SGK Lịch sử có quá nhiều sai sót. Ở đây, tôi chỉ muốn đề cập đến những sai sót nhỏ do thiếu tính khoa học và chuẩn xác ở SGK Lịch sử lớp 10. Còn những lỗi lớn, lỗi về mặt quan điểm… thì phải có một hội thảo khoa học để bàn luận, xem xét và đi đến thống nhất.

SGK Lịch sử lớp 10, bài 20, “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X-XV”, mục 1. Giáo dục (trang 102) có viết: Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành rõ ràng: cứ 3 năm có một kỳ thi Hội, chọn Tiến sĩ. Điều này chưa chính xác, bởi, trong Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) do GS Phan Ngọc Liên chủ biên, đã định nghĩa: “Thi Hội” là kỳ thi do triều đình tổ chức ở kinh đô (Thăng Long, Huế) cho những người đã đỗ Hương Cống, Cử nhân, sau kỳthi Hương. Những người đỗ ở kỳ thi Hội sẽ được dự thi Đình để chọn xếp hạng Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa (chọn Tiến sĩ). Như vậy, chỉ có ở kỳ thi Đình mới xét cấp các danh hiệu Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa và các danh hiệu Tiến sĩ chứ không phải thi Hội để chọn Tiến sĩ.

Xung quanh chuyện đề mục, ở Bài 19, “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV”, mục I- Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (trang 96), chưa thật thận trọng. Vì, rất dễ gây hiểu lầm cho học sinh khi ngộ nhận về “quân xâm lược nước Tống” thay vì “quân Tống xâm lược nước ta”.

Bài 26, “Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân” (trang 130) đã chia các đề mục nhỏ như sau: 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính. Tuy nhiên, đến mục 3 lại là: Đấu tranh của các dân tộc ít người. Cách phân chia đề mục như thế này, dễ bị hiểu sai rằng, nhân dân không bao hàm các dân tộc ít người hay, các dân tộc ít người không phải là… nhân dân.

Đáng nói nhất là ở Bài 23, “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỷ XVIII” (trang 116). Ở đây, SGK chỉ nói phong trào Tây Sơn là thiếu nhất quán về mặt quan điểm. Phải là, phong trào nông dân Tây Sơn mới thật đầy đủ và chính xác. Bởi ngay trong phần mở đầu của bài, tác giả đã viết: “Một phong trào nông dân bùng lên rầm rộ, mở đầu từ ấp Tây Sơn (Bình Định)… Và trong phần nội dung, tác giả vẫn khẳng định: Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở ấp Tây Sơn…

Hay như ở Chương II- Các nước Âu- Mỹ (Từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX), thế nhưng Bài 32 đầu chương này, “Cách mạng công nghiệp ở châu Âu” đã bắt đầu “Từ cuối thế kỷ XVIII…”. Như vậy, đề mục này phải ghi các nước Âu- Mỹ (Từ đầu thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX) mới thật chính xác với nội dung kiến thức của bài học…

  • Ngọc Quỳnh (Ghi)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam  (20/10/2009)
Tổ chức Hiến máu nhân đạo và hỗ trợ vở, áo mưa cho HS nghèo  (19/10/2009)
Đại học Quang Trung khai giảng năm học mới  (19/10/2009)
Mưa lớn gây ngập lụt các xã khu Đông Tuy Phước  (19/10/2009)
Ca tử vong do cúm A/H1N1 đầu tiên tại Bình Định  (18/10/2009)
Khi người miền núi đi xuất khẩu lao động   (18/10/2009)
Đồng chí Trương Tấn Sang làm việc với lãnh đạo tỉnh   (18/10/2009)
Khai giảng năm học 2009- 2010   (18/10/2009)
Tặng quà cho bệnh nhân nghèo   (18/10/2009)
Toàn tỉnh có mưa to đến rất to   (18/10/2009)
Khi người cha nát rượu...  (17/10/2009)
Cấp ủy Đảng với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở  (17/10/2009)
Tặng quà cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 9  (17/10/2009)
Đồng chí Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại Bình Định  (17/10/2009)
Hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng  (16/10/2009)