THỐNG NHẤT “SỔ ĐỎ”:
Nhiều bức xúc của người dân được giải tỏa
9:7', 28/10/ 2009 (GMT+7)

Lâu nay, câu chuyện “sổ đỏ”, “sổ xanh” được quy định trong nhiều văn bản luật (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Nghị định 60/CP...) với nhiều cơ quan thực hiện, đã làm vướng mắc, gây ách tắc, hạn chế quyền giao dịch tài sản là bất động sản của công dân và doanh nghiệp. Chính việc “cài cắm” các quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong nhiều văn bản luật lâu nay đã làm hạn chế việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về cấp giấy chứng nhận trên thực tế.

 

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con dân tộc thiểu số thôn 3, An Trung, An Lão. Ảnh: N.H.H

 

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1.8.2009 đáp ứng yêu cầu người dân quan tâm là thống nhất việc cấp một giấy chứng nhận theo một loại thống nhất trong cả nước do Bộ TN&MT phát hành. Theo đó, ngày 19.10.2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; điều kiện ủy quyền cấp giấy chứng nhận; hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận.

Theo Nghị định, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc sở tài nguyên và môi trường (Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh); người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại phường nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện (văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện); người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư tại xã, thị trấn nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc UBND xã, thị trấn nơi có đất, tài sản gắn liền với đất. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, UBND xã, thị trấn khi nhận hồ sơ có trách nhiệm viết giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ; trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc phải kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết nếu cần phải hoàn thiện, bổ sung hồ sơ.

Trong trường hợp giấy chứng nhận bị mất, người đề nghị cấp lại nộp một bộ hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có thẩm quyền, hồ sơ gồm có: đơn đề nghị; giấy tờ xác nhận việc mất giấy chứng nhận của công an cấp xã nơi mất giấy; giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất giấy chứng nhận trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương (trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn) đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trường hợp hộ gia đình và cá nhân thì chỉ cần có giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở UBND cấp xã.

Về thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận, Nghị định này quy định như sau: không quá 50 ngày làm việc đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận lần đầu; không quá 30 ngày làm việc đối với trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có nhu cầu bổ sung chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp lại giấy chứng nhận bị mất và không quá 20 ngày làm việc đối với các trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận khác.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10.12.2009; bãi bỏ các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại các văn bản pháp luật có liên quan. Như vậy, việc thống nhất một giấy, một cơ quan cấp không chỉ giải tỏa bức xúc lâu nay của người dân mà còn rất thuận lợi cho người dân, và doanh nghiệp. Bởi việc thống nhất một loại giấy chứng nhận do một cơ quan làm đầu mối thực hiện sẽ có điều kiện xác định chính xác hơn quyền của tổ chức, cá nhân, hạn chế tranh chấp có thể phát sinh, góp phần giải quyết những vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tạo điều kiện thực hiện các quyền của chủ đầu tư như quyền thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

  • Nguyễn Huỳnh Huyện
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chuyện một người tiếp sức cho học sinh nghèo  (28/10/2009)
Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương làm việc tại tỉnh ta  (28/10/2009)
Nâng tầm một trường nghề  (27/10/2009)
Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 17,2%  (27/10/2009)
Tuổi trẻ Bình Định vì biển, đảo Tổ quốc  (27/10/2009)
Mỗi địa phương, đơn vị, cá nhân phải gắn thực hiện Cuộc vận động với thực hiện nhiệm vụ chính trị cụ thể của mình  (27/10/2009)
Tặng quà cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 9  (26/10/2009)
Quy định mới về cán bộ, công chức cấp xã  (26/10/2009)
Nhớ mãi một con tàu  (26/10/2009)
Tặng quà cho người dân bị thiệt hại do bão số 9  (25/10/2009)
Nữ công nhân nuôi con mọn  (25/10/2009)
Trưởng làng tuổi 30  (25/10/2009)
“Hòn vọng thê”  (24/10/2009)
Những kết quả bước đầu   (23/10/2009)
Tặng quà cho người nghèo bị thiệt hại do bão số 9   (23/10/2009)