Ông Nguyễn Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ:
“Chúng tôi triển khai các đề án với nhiều khó khăn”
7:55', 13/11/ 2009 (GMT+7)

Năm 2009, Bình Định là tỉnh duy nhất trong cả nước nhận được một lúc 3 đề án nhằm nâng cao chất lượng dân số, gồm đề án về kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển; về sàng lọc trước sinh và sơ sinh; về can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Tuy nhiên, đến trung tuần tháng 11 này, bác sĩ Nguyễn Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ, cho biết, chỉ có Đề án Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh là triển khai thuận lợi.

 

BS Nguyễn Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ, trình bày đề dẫn tại Hội thảo Lồng ghép tuyên truyền về giới tính khi sinh. Ảnh: Q.K
 

Thưa bác sĩ, cảm giác của ông như thế nào khi Bình Định được Trung ương chọn triển khai cùng lúc 3 đề án nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dân số?

-  Đó là điều may mắn cho tỉnh. Khi được nghe thông tin này, bản thân tôi rất mừng và mừng hơn nữa khi không có tỉnh nào trong cả nước lại được đầu tư để triển khai cùng lúc 3 đề án như vậy. Các đề án không còn nhằm vào mục tiêu đơn thuần là giảm sinh, mà là nâng cao chất lượng dân số, cơ cấu dân số, một vấn đề thời đại của công tác dân số. Nếu các đề án này được thực hiện tốt, sẽ tạo tiền đề để hoàn thành Chiến lược Dân số 2012-2020. Tuy nhiên, thú thật là tôi cũng hơi lo bởi bộ máy nhân sự Chi cục còn thiếu thốn và thiếu cả kinh nghiệm thực hiện đề án.

Vậy Chi cục DS-KHHGĐ đã làm được gì để triển khai 3 đề án này?

- Hoạt động trong điều kiện có nhiều khó khăn do khách quan, song dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế, cùng sự nỗ lực rất lớn của đơn vị, đến giờ này, 3 đề án đều đã được xây dựng xong. Với Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển thực hiện từ năm 2009 đến năm 2020, đã được gửi lên Trung ương cũng như các ngành để tham gia ý kiến. Năm 2009, Đề án này được phân bổ 1,4 tỉ đồng và đã cấp từ đầu năm (sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chung cho 28 tỉnh, thành ngày 9.4.2009), tuy nhiên, mãi đến những ngày đầu tháng 11 này mới có mã tài chính cho Kho bạc Nhà nước cấp tiền, nên mọi hoạt  động đều đã bị đình trệ. Như vậy chắc chắn sẽ không thực hiện được Kế hoạch năm 2009 của Đề án này. Đây là tình hình chung của 28 tỉnh, thành có dự án, chứ không riêng gì Bình Định. Hy vọng từ năm 2010 về sau, Đề án sẽ vận hành trơn tru.

Còn Đề án Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh đã được UBND tỉnh phê duyệt từ tháng 8.2009. Song khó khăn là đơn vị được chỉ định cung cấp tài liệu tuyên truyền là Trung tâm Sàng lọc trước sinh và sơ sinh thuộc Đại học Y Dược Huế cho đến nay vẫn chưa hoạt động, nên chưa cung cấp được tài liệu tuyên truyền. Tuy vậy, chúng tôi cũng đã cố gắng gửi 22 bác sĩ chuyên về siêu âm thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các bệnh viện của địa phương hưởng lợi từ dự án đi đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này để phục vụ cho công tác sàng lọc trước sinh.

So với hai đề án trên, Đề án Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh được triển khai thuận lợi nhất. Năm 2009, Đề án được cấp 225 triệu đồng và chúng tôi đã triển khai khá đồng bộ và đã hoàn tất các bước: xây dựng Đề án; khảo sát thực trạng đầu vào; tổ chức các hội thảo triển khai Đề án; cung cấp thông tin cho cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện; cung cấp thông tin về giới tính khi sinh cho phóng viên báo, đài; cung cấp phương thức lồng ghép tuyên truyền về giới tính khi sinh cho các đại biểu các hội, đoàn thể…

Thưa bác sĩ, ngoài những hoạt động thường xuyên hằng năm như triển khai các chiến dịch lồng ghép tuyên truyền giáo dục SKSS với thực hiện các dịch vụ tránh thai và triển khai các đề án như đã nói trên, năm 2009, Chi cục còn có những hoạt động nào đáng kể trong công tác truyền thông DS-KHHGĐ?

- Chúng tôi đã phối hợp khá tốt với các ngành, đoàn thể, đặc biệt là các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác truyền thông. Lần đầu tiên chúng tôi tổ chức  “Hội thi hành trang vào đời” cho đối tượng là sinh viên ở lứa tuổi vị thành niên và thanh niên, nhằm tăng cường giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho các em. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã tổ chức biên soạn tập tài liệu về những kiến thức chung trong công tác DS-KHHGĐ để cung cấp cho cán bộ ở các trạm y tế; đồng thời, tổ chức tập huấn về quản lý chương trình DS-KHHGĐ cho họ…

Cảm ơn ông!

  • Quang Khanh (thực hiện)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tiếp tục nhiều hoạt động cứu trợ bà con vùng lũ  (12/11/2009)
Nỗi lo thất nghiệp của công nhân sau lũ  (12/11/2009)
Kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả bão lũ ở Tuy Phước  (12/11/2009)
“Gồng mình” khắc phục hậu quả bão lũ  (12/11/2009)
Hội CTĐ các cấp đã chuyển số hàng cứu trợ trị giá 4,5 tỉ đồng  (11/11/2009)
Đề nghị Trung ương hỗ trợ thêm 50 tỉ đồng khắc phục hậu quả bão lụt  (11/11/2009)
Người dân vùng lũ khốn đốn vì mất điện và thiếu nước sạch  (11/11/2009)
Đến với bà con vùng lũ  (11/11/2009)
“Tập trung hỗ trợ các trường học vùng lũ ổn định dạy và học”  (11/11/2009)
Trên 2,6 tỉ đồng giúp khắc phục hậu quả bão số 9  (10/11/2009)
Giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt  (10/11/2009)
Tiếp tục chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ  (10/11/2009)
Trường lớp bộn bề sau bão lũ  (10/11/2009)
THƯ KÊU GỌI ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ ĐỒNG BÀO BỊ THIÊN TAI, BÃO LỤT  (10/11/2009)
Kiểm tra công tác y tế dự phòng sau bão  (09/11/2009)