PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM:
Vẫn còn là thách thức…
9:11', 5/2/ 2009 (GMT+7)

Từ năm 1999 đến nay, bình quân mỗi năm số trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (SDD) ở tỉnh ta giảm 2%. Tuy nhiên, tình trạng SDD trẻ em ở Bình Định vẫn đang là thách thức lớn của cộng đồng.

 

Chăm sóc dinh dưỡng tốt cho bà mẹ mang thai là một giải pháp giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Ảnh: T.H

 

* Giảm không bền vững

Trong những năm qua, công tác phòng chống SDD trẻ em ở tỉnh ta tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng. Tỉ lệ SDD cân nặng theo tuổi của trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 39,9% vào năm 1999 xuống còn 21,49% vào năm 2008. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực phòng chống SDD trẻ em của tỉnh.

Song, nếu phân tích kỹ thì thấy dù tỉ lệ SDD trẻ em đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn ở mức cao và chưa đồng đều giữa các vùng miền. Năm 2008, tỉ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổâi ở thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) là 21,49%, tương đương với khoảng 24.523 trẻ. Nói cách khác, cứ 4,7 trẻ ở độ tuổi này thì có 1 trẻ bị SDD thiếu cân. Phần lớn số trẻ SDD sống ở vùng nông thôn, nhất là ở các huyện miền núi, cụ thể: Vĩnh Thạnh 32,14%, Vân Canh 30,38%, An Lão 29,84%. Tỉ lệ trẻ SDD ở thể thấp, còi (cân nặng/chiều cao) của Bình Định vẫn còn cao, chiếm 37%.

Nguyên nhân của tình trạng trên có thể được lý giải trên nhiều yếu tố. Mạng lưới chuyên trách và cộng tác viên cho công tác phòng chống SDD không ổn định, cả về số lượng lẫn chất lượng. Khả năng tiếp cận chương trình của một số chuyên trách và cộng tác viên vẫn còn chậm, nhất là ở các huyện miền núi, vùng cao. Điều này đã ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động và hiệu quả của chương trình như cân trẻ, trình diễn thực hành dinh dưỡng…

Công tác triển khai chương trình ở một số xã vùng sâu, vùng xa vẫn còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, giao thông cách trở, thu nhập của người dân còn thấp. Hiểu biết của các bà mẹ về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo phương pháp khoa học tuy đã tiến bộ đáng kể, song việc chuyển đổi hành vi thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ vẫn còn hạn chế, chưa ngang với tầm nhận thức. Vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời hầu như chưa được các bà mẹ thực hiện (chỉ có 13,41%), đã ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ.

* Phát triển kinh tế, đẩy mạnh truyền thông

Ở các huyện miền núi 1/3 số trẻ được chốt cân bị SDD, còn ở các huyện đồng bằng tỉ lệ này là 1/4 - 1/5. Hệ quả của SDD là tầm vóc của trẻ khi trưởng thành bị hạn chế, thậm chí tăng nguy cơ tử vong ở trẻ từ 2,5 đến 8,4 lần. SDD thể thấp, còi làm giảm khả năng lao động khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Người ta tính cứ tồn tại 1% trẻ SDD thể thấp, còi, có thể gây thiệt hại khoảng 20 triệu USD/năm. Còn hậu quả của SDD bào thai (cân nặng thấp, dưới 2.500 gr) do mẹ không được chăm sóc dinh dưỡng tốt trong thời gian mang thai là rất lớn.

Như vậy, có thể thấy, SDD trẻ em là một vấn đề của kinh tế. Hiện nay, tình trạng mất an ninh lương thực vẫn tiếp tục đe dọa nhiều vùng núi cao, vùng khó khăn, do ảnh hưởng của thời tiết bất thường gây tác động xấu đến sản xuất và môi trường, nhất là ở các huyện Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh và Hoài Ân. Đó là chưa kể những thách thức về điều kiện cơ sở hạ tầng đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng; tập quán lạc hậu ảnh hưởng trực tiếp đến thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em còn tồn tại ở nhiều vùng, đặc biệt là vùng nông thôn và miền núi, đã ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình phòng chống SDD trẻ em.

Tính toán chi phí so với hiệu quả đạt được trong các hoạt động của chương trình dinh dưỡng thì thấy, đầu tư cho chương trình dinh dưỡng có hiệu suất rất cao, bằng 3,2 lần (nghĩa là chi 1 đồng cho chương trình dinh dưỡng sẽ có lợi 3,2 đồng). Vì vậy, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những phương án hữu hiệu phòng chống SDD trẻ em. Bên cạnh đó, tỉnh đã có kế hoạch tổ chức các hoạt động truyền thông vận động nhằm thay đổi hành vi của cộng đồng, để tiến tới xóa tình trạng SDD trẻ em.

Thạc sĩ Lê Quang Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế, Phó trưởng ban chỉ đạo Chương trình phòng chống SDD trẻ em tỉnh, cho biết: Trong năm 2009, ngành y tế làm chủ công, phối hợp với các ngành, đoàn thể trong tỉnh tổ chức các hoạt động truyền thông, kết hợp với thực hành dinh dưỡng, cung cấp bổ sung viên sắt, sản phẩm dinh dưỡng hợp lý… cho bà mẹ và trẻ, đặc biệt tập trung chủ yếu vào 46 xã trọng điểm.

  • T. Hiền
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thêm niềm vui cho bệnh nhân mù lòa  (05/02/2009)
Sau Tết, công nhân nhộn nhịp vào ca  (05/02/2009)
Đào tạo nghề cho người tàn tật  (05/02/2009)
Đã kết nạp 10.359 đoàn viên thanh niên vào Đảng  (05/02/2009)
Đặc sản theo người đi xa  (04/02/2009)
Giảm giấy tờ, tăng cường giao dịch bằng thư điện tử  (04/02/2009)
Gần 30% cơ sở vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm  (04/02/2009)
Triển khai thí điểm mô hình phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh  (04/02/2009)
Đội ngũ cán bộ đã có bước trưởng thành rõ rệt  (04/02/2009)
Có thành hiện thực?  (03/02/2009)
Phấn đấu giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em xuống dưới 20,7%  (03/02/2009)
Công an tỉnh tổ chức Lễ báo công dâng Bác  (03/02/2009)
Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh-Dấu mốc tiêu biểu về chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh CM miền Nam  (03/02/2009)
179 đảng viên được trao Huy hiệu Đảng đợt 3.2  (03/02/2009)
Lãnh đạo tỉnh thăm nơi thành lập các chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh  (03/02/2009)