Hiệu quả cuộc vận động “hai không” ở Phù Cát
11:5', 7/2/ 2009 (GMT+7)

Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực trong thi cử, khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động “hai không” do ngành giáo dục phát động, ngành giáo dục huyện Phù Cát đã triển khai với nhiều hình thức khác nhau và đã gặt hái nhiều kết quả ấn tượng.

Từ năm học 2006-2007, Phòng GD-ĐT Phù Cát đã chỉ đạo cho các trường tổ chức đăng ký và triển khai cuộc vận động bằng nhiều hình thức như: tổ chức hội thảo về việc học sinh ngồi nhầm lớp, khắc phục tình trạng học sinh yếu kém; tổ chức kiểm tra, thi cử nghiêm túc; nâng cao hiệu quả quản lý; đổi mới phương pháp, lề lối làm việc…

 

Một giờ rèn luyện kỹ năng chuyên môn đội ở Trường THCS Ngô Mây, Phù Cát. Ảnh: Văn Tây

 

Bên cạnh việc xây dựng, củng cố hệ thống trường lớp, trang thiết bị dạy học; nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên…, ngành giáo dục của huyện đã chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch dạy và học sát với thực tiễn của từng địa phương, đổi mới đề kiểm tra theo hướng người học phải hiểu bài… Nhờ đó, 4 nội dung của cuộc vận động đã đi dần vào chiều sâu, làm chuyển biến nhận thức, hành động của cấp quản lý giáo dục, nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh. Việc giảng dạy và học tập thực chất đã dần đi vào nề nếp, học sinh học chăm chỉ hơn. Các trường đề ra nhiều giải pháp quyết liệt nhằm giúp đỡ các học sinh có học lực yếu kém, góp phần nâng cao kết quả các kỳ thi.

Kết thúc năm học 2006-2007, tỷ lệ học sinh yếu kém tăng ở tất cả các trường, song điều đó đã phản ảnh đúng thực chất học tập của học sinh. Từ kết quả đó, ngành giáo dục huyện đã đề ra những biện pháp thích ứng cho năm học 2007-2008 như: đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; triển khai nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá và có kế hoạch giúp đỡ đối với học sinh yếu kém; động viên, giúp đỡ học sinh bỏ học trở lại lớp…

Một trong những điển hình trong việc triển khai thực hiện cuộc vận động “hai không” là Trường THCS Cát Tường. Bằng nhiều nỗ lực, năm học 2007-2008, tỷ lệ học sinh ở lại lớp của trường giảm từ hơn 10% của năm học trước xuống còn 3%, học sinh khá chiếm 35,6% so với tổng số học sinh toàn trường, tăng 8,5% so với năm đầu tiên triển khai cuộc vận động, tỷ lệ học sinh giỏi đạt 8,9%, tăng 2,1% so với năm học 2006-2007, số học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh ngày càng nhiều, tỷ lệ học sinh vào lớp 10 hệ công lập chiếm tỷ lệ cao.

Năm học 2007-2008, ở Phù Cát, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 98% và tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình THCS đạt hơn 99,5%. Ở cấp tiểu học và THCS, có 170 học sinh giỏi cấp huyện, hơn 197 học sinh giỏi cấp tỉnh; 17 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và 4 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. 100% xã, thị trấn giữ vững đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS.

Trong năm học 2008-2009, toàn ngành giáo dục đã bước vào năm thứ ba của cuộc vận động “hai không” với sáu đặc trưng: trật tự - kỷ cương, trung thực - khách quan, công bằng - tình thương. Đây cũng là năm học mà toàn ngành triển khai thực hiện ba cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và tự sáng tạo”; đồng thời, triển khai sâu rộng trong các trường mầm non, phổ thông phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động này, ngành giáo dục Phù Cát tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên, củng cố cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục - đào tạo. Ông Võ Văn Anh, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Phù Cát, cho biết: “Ngành giáo dục Phù Cát tiếp tục thực hiện cuộc vận động “hai không” sát với thực tiễn, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường. Trước hết, yêu cầu mỗi thầy cô giáo cần đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, khắc phục cơ bản việc học sinh bỏ học, đồng thời tổ chức phụ đạo cho những học sinh có học lực yếu kém bằng nhiều hình thức, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, thực hiện giờ học thân thiện - học sinh tích cực. Ngành sẽ triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đối với những trường có kết quả học lực của học sinh cao hơn các năm trước thì lãnh đạo ngành sẽ cùng nhà trường tổ chức thảo luận để khẳng định những giải pháp nào trong quản lý dạy và học đem lại hiệu quả cao, để từ đó nhân rộng ra trong toàn ngành”.       

  • Trường Giang
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng tình nguyện VSA nhân Quốc khánh New Zealand  (07/02/2009)
Tài trợ xây dựng trạm y tế, tặng nhà tình nghĩa tại Mỹ Thọ   (07/02/2009)
7 cán bộ y tế được tôn vinh nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam   (07/02/2009)
Đồng chí Vũ Hoàng Hà tiếp xúc cử tri xã Nhơn Hội   (07/02/2009)
Sống mãi ký ức khởi nghĩa Vĩnh Thạnh  (06/02/2009)
Làng văn hóa Kon-Tơlok hôm nay  (06/02/2009)
Đồng chí Phạm Văn Thanh thăm các doanh nghiệp sản xuất đầu năm  (05/02/2009)
Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông  (05/02/2009)
Vẫn còn là thách thức…  (05/02/2009)
Thêm niềm vui cho bệnh nhân mù lòa  (05/02/2009)
Sau Tết, công nhân nhộn nhịp vào ca  (05/02/2009)
Đào tạo nghề cho người tàn tật  (05/02/2009)
Đã kết nạp 10.359 đoàn viên thanh niên vào Đảng  (05/02/2009)
Đặc sản theo người đi xa  (04/02/2009)
Giảm giấy tờ, tăng cường giao dịch bằng thư điện tử  (04/02/2009)