HỘI NÔNG DÂN THÀNH PHỐ QUY NHƠN:
Tăng cường vận động nam giới thực hiện CSSKSS-KHHGĐ
9:5', 13/2/ 2009 (GMT+7)

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đã được Hội Nông dân TP Quy Nhơn coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

 

Người chồng, người cha trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ với vợ trong việc thực hiện KHHGĐ, chăm sóc con cái... (ảnh minh họa). Ảnh: Hoàng Tuấn

 

Hội Nông dân TP có 13 tổ chức cơ sở hội, chủ yếu ở các xã đảo, bán đảo và ngoại thành. Điều kiện về đời sống, sinh hoạt, dịch vụ khác nhau nên nhận thức của người dân ở các vùng cũng khác nhau. Để nâng cao nhận thức trong việc thực hiện DS-KHHGĐ cho hội viên nông dân, Hội Nông dân TP đã chỉ đạo cho 13 hội cơ sở chủ động phối hợp với Ban DS-KHHGĐ xã, phường xây dựng kế hoạch và tổ chức nhiều hoạt động ở cộng đồng như vận động cán bộ, hội viên nông dân tham dự các lớp tập huấn công tác dân số; đẩy mạnh sinh hoạt, hoạt động của các câu lạc bộ nông dân với dân số và phát triển; lồng ghép tuyên truyền DS-KHHGĐ với các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, phát triển kinh tế gia đình. Hội còn tổ chức sinh hoạt nhóm nhỏ và áp dụng hình thức truyền thông cá biệt đến từng cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Hằng năm, trong các đợt chiến dịch truyền thông về CSSKSS-KHHGĐ, Hội Nông dân TP phối hợp với Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Ban DS-KHHGĐ của thành phố tổ chức giao lưu tìm hiểu kiến thức, hái hoa dân chủ, tọa đàm; trong đó, các nội dung về DS-KHHGĐ được lồng ghép với các nội dung về phát triển kinh tế, vay vốn sản xuất, xây dựng gia đình văn hóa. Hội đã đi sâu truyền thông trực tiếp cho hàng trăm nam nông dân về vai trò của người chồng, người cha trong gia đình, là người chia sẻ trách nhiệm với vợ trong việc thực hiện KHHGĐ, chăm sóc con cái, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Nhiều cơ sở hội đã tổ chức tuyên truyền giáo dục Pháp lệnh Dân số bằng nhiều hình thức phù hợp với từng địa phương, tổ chức nhiều buổi tọa đàm “Nam giới với công tác CSSKSS-KHHGĐ, thực hiện bình đẳng giới trong CSSKSS-KHHGĐ, đưa các nội dung tuyên truyền trên lĩnh vực này vào Hội thi “Kiến thức nhà nông”. Nhờ đó, chính sách về DS-KHHGĐ đã đi vào cuộc sống của người nông dân, đặc biệt là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và nam trung niên, chủ hộ gia đình nông dân.

Nhờ các hoạt động truyền thông về DS-KHHGĐ, cán bộ, hội viên nông dân đã nhận thức đúng đắn về quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, chấp nhận quy mô gia đình ít con, tập trung nuôi dạy con tốt, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình văn hóa, góp phần hạ thấp tỉ lệ phát triển dân số thành phố trong những năm qua (năm 2003 tỉ suất sinh của thành phố là 10,4% thì đến năm 2008 còn 10,2%).

Tuy nhiên, thời gian gần đây do hiểu sai lệch về Pháp lệnh Dân số, nhất là vấn đề quyền và nghĩa vụ trong quyết định sinh sản, thậm chí có cả cán bộ, đảng viên cũng cố tình sinh con thứ ba gây ảnh hưởng đến công tác DS-KHHGĐ của thành phố, dẫn đến mức sinh có giảm những không bền vững, không đồng đều giữa các địa phương. Tỉ lệ sinh con thứ ba của các xã đảo và vùng ngoại thành còn cao (xã Phước Mỹ, Nhơn Lý, Nhơn Hải tỉ lệ sinh con thứ ba trên dưới 20%, so với thành phố là 10%). Do đó, trong thời gian tới, để tiếp tục góp phần hạ thấp tỉ lệ phát triển dân số và tỉ lệ sinh con thứ ba của thành phố, Hội Nông dân TP kết hợp với Trung tâm DS-KHHGĐ đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng cho cán bộ, hội viên nông dân; duy trì phát triển các hình thức tuyên truyền, giáo dục, các hoạt động truyền thông có hiệu quả như thi tìm hiểu kiến thức, giao lưu, tổ chức sinh hoạt nhóm nhỏ, sinh hoạt CLB nông dân với dân số và phát triển, lồng ghép truyền thông dân số gắn với hoạt động tín dụng, khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; tiếp tục tuyên truyền, vận động nam giới thực hiện bình đẳng giới trong việc thực hiện KHHGĐ nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của người chồng, người cha trong CSSKSS-KHHGĐ, xây dựng gia đình nông dân phát triển bền vững theo chuẩn mực “ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

  • Đỗ Thị Đốc

(Hội Nông dân TP Quy Nhơn)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hơn 1.000 thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ  (13/02/2009)
Hội thảo Giải pháp văn phòng điện tử  (12/02/2009)
Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009  (12/02/2009)
Xã hội hóa để phục vụ bệnh nhân  (12/02/2009)
Đảm bảo đúng lộ trình  (12/02/2009)
Nơi thừa, nơi thiếu  (12/02/2009)
Trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp BCVT và CNTT” cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh   (11/02/2009)
Chủ tịch Trung ương Hội CTĐ Việt Nam làm việc tại Bình Định   (11/02/2009)
Sôi nổi và rộng khắp  (10/02/2009)
Chú trọng công tác tuyên truyền, phòng ngừa sai phạm  (10/02/2009)
Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng cấp ủy  (10/02/2009)
Tổ chức Samaritan’s Purse tặng 5 ngàn suất quà cho trẻ em nghèo  (09/02/2009)
Kiểm tra việc cấp phát tiền, gạo hỗ trợ người nghèo đón Tết  (09/02/2009)
Bình Định: Một thôn được xoá nợ 15 tỷ đồng  (08/02/2009)
Năm 2009, gắn Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" với kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Bác  (08/02/2009)