Bao giờ trẻ mầm non “với” được… “chuẩn”?
9:20', 21/2/ 2009 (GMT+7)

Dự thảo “Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” của Bộ GD&ĐT đã được công luận bàn tán khá nhiều trong thời gian gần đây với các tiêu chí được cho là khó thực hiện như: yêu cầu trẻ 5 tuổi chạy 18m với thời gian nhiều nhất 5 giây; đi được thăng bằng trên ghế thể dục (2mx0,25mx0,35m); tự “viết” được đúng tên mình; chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp; thực hiện đến cùng công việc được giao; dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản (mưa, nắng, gió...) sắp xảy ra; nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình; hài lòng khi hoàn thành công việc; cố gắng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực; dễ hòa đồng với bạn trong nhóm chơi…

 

Có bao nhiêu trẻ 5 tuổi được hưởng những điều kiện chăm sóc giáo dục đúng chuẩn để đạt chuẩn? Ảnh: N.Q

 

“Chuẩn” là yêu cầu về năng lực mà chúng ta mong muốn trẻ biết và có thể đạt được. Nhưng thử nhìn lại thực trạng giáo dục mầm non ở tỉnh ta hiện nay, đã có bao nhiêu trẻ 5 tuổi được hưởng những điều kiện giáo dục mầm non đúng chuẩn để đạt chuẩn? Toàn tỉnh có khoảng 43 ngàn học sinh đi học mẫu giáo ở 181 trường mầm non (39 trường công lập, 70 trường bán công, 60 trường dân lập và 12 trường tư thục). Nhưng ngoài một số trường mầm non trước đây được Nhà nước đầu tư (nay đã chuyển sang mô hình trường bán công) là tương đối bài bản, còn phần lớn các trường dân lập, các trường công lập (nguyên là trường dân lập ở những vùng kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn mới được chuyển sang mô hình công lập để được hưởng sự đầu tư của Nhà nước) thực trạng giáo dục mầm non còn ở dưới mức yêu cầu tối thiểu. Lớp học chật chội, thiếu quy cách, xuống cấp; đồ dùng đồ chơi cho trẻ thiếu thốn; giáo viên tuy ngày càng chuẩn về bằng cấp nhưng năng lực giảng dạy chưa đạt. Nhớ lại trước đây có lần vào thăm các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở Vân Canh, tôi được chứng kiến một lớp học mẫu giáo mà giáo viên thì hết sức thụ động, còn trò thì quần áo nhếch nhác, tóc cháy râu ngô, chỉ ngơ ngác ngồi nhìn… cô trên những chiếc ghế tựa nhỏ, cũ kỹ. Tình trạng này cũng không hiếm ở những lớp mẫu giáo ở nhiều vùng nông thôn. Nhiều giáo viên ở đây chỉ biết lấp lỗ hổng kỹ năng giáo dục toàn diện của mình bằng cách dạy chữ cho trẻ trước tuổi. Với điều kiện dạy và học như thế, làm sao trẻ 5 tuổi có thể chạy được 18m/5 giây; làm sao trẻ có thể biết thuốc lá có hại cho sức khỏe và không đồng tình với người hút thuốc; biết dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản…

Hiện nay, Nhà nước đang có một số chính sách phát triển giáo dục mầm non; tỉnh cũng đang thực hiện “Chiến lược phát triển giáo dục mầm non” đến 2010 và từng bước cải thiện điều kiện giáo dục mầm non, nhất là ở những vùng khó khăn. Nhưng để có được một nền giáo dục mầm non đạt chuẩn cho hầu hết trẻ 5 tuổi vẫn còn cần những chính sách “quyết liệt” và mức đầu tư lớn hơn.

  • Lưu Hương
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
20 đề tài được đề nghị cấp bằng Lao động sáng tạo  (21/02/2009)
Tổng kết 5 năm thực hiện công tác quốc phòng  (21/02/2009)
Trên 1.000 thí sinh tham gia tư vấn tuyển sinh  (21/02/2009)
Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2008 và triển khai nhiệm vụ năm 2009   (20/02/2009)
Đồng chí Trần Đình Hoan, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương, làm việc tại Bình Định  (20/02/2009)
Lo chuyện nước sạch và nhà vệ sinh cho trạm y tế  (19/02/2009)
Lo chuyện nước sạch và nhà vệ sinh cho trạm y tế  (19/02/2009)
Những chuyển biến tích cực  (19/02/2009)
Tăng cường các biện pháp phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm  (19/02/2009)
Agribank ủng hộ xây dựng 10 căn nhà Đại đoàn kết  (18/02/2009)
Vận động 2,4 tỉ đồng giúp đỡ người khuyết tật  (18/02/2009)
Gần 4,5 tỉ đồng hỗ trợ dạy nghề cho đối tượng đặc thù và hộ nghèo  (18/02/2009)
35 tổ chức cơ sở Đảng được công nhận trong sạch vững mạnh tiêu biểu năm 2008  (18/02/2009)
Ước mơ một “lối đi chung”  (18/02/2009)
Công an tỉnh phát động thi đua, lập thành tích mừng sinh nhật Bác  (18/02/2009)