Ông Trần Đức Minh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, chia sẻ những thông tin cần thiết cho các thí sinh (TS) và các bậc phụ huynh trước khi chọn trường, chọn ngành và đặt bút ghi vào hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2009.
|
Thí sinh thi ĐH, CĐ năm 2008 tại Cụm thi Quy Nhơn. Ảnh: N.Q
|
* Thưa ông, quy chế tuyển sinh ĐH,CĐ năm 2009 có những điểm gì mới?
- Về cơ bản, công tác thi tuyển sinh ĐH,CĐ năm 2009 vẫn giữ ổn định theo giải pháp ba chung như năm 2008. Tuy nhiên, trong Thông tư 02, ngày 2.2.2009, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH,CĐ hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định 05, ngày 5.2.2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, đã có một số sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, về điều kiện dự thi (ghi tại điểm a, khoản 1, điều 5) được sửa như sau: “Đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, TCCN, trung học nghề và tương đương (gọi chung là THPT)”. Đối với các trường tuyển sinh ngành năng khiếu, tổ chức môn thi văn hóa và môn năng khiếu, Bộ quy định: “Các môn văn hóa thi theo đề thi chung của Bộ; các môn năng khiếu thi theo đề thi riêng của trường. Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm các khâu như: ra đề thi, tổ chức thi và chấm thi các môn năng khiếu”.
Khung điểm ưu tiên ở các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1 điểm, nhưng không quá 1,5 điểm (trước đây không quá 2 điểm) để số TS trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỉ lệ cần thiết. Còn đối với các trường ĐH,CĐ được giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ sử dụng và những trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch điểm trúng tuyển để tuyển đủ chỉ tiêu được giao (giữa các khu vực) được phép lớn hơn 0,5 điểm, nhưng không quá 1 điểm.
Tại điểm b, khoản 2, Điều 33 về trình tự xây dựng điểm trúng tuyển: “Các trường xác định điểm trúng tuyển đối với các nguyện vọng theo quy định: điểm trúng tuyển nguyện vọng sau không thấp hơn nguyện vọng trước, bảo đảm tỉ lệ trúng tuyển hợp lý giữa các nguyện vọng; không hạ điểm trúng tuyển. Những trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét, quyết định”.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh cũng cho biết, Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh trường nếu đã làm nhiệm vụ “dồn túi, đánh số phách bài thi thì không được tham gia vào tổ thư ký chấm thi và ngược lại”; những trường hợp “sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp” sẽ không được nhập học và bị cấm thi 2 năm tiếp theo…
* Qua việc đăng ký dự thi của TS những năm trước, ông có nhận xét và lưu ý gì đối với các TS dự thi ĐH,CĐ năm 2009?
Đề thi được ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đối với các môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh,Văn, Sử, Địa, đề thi mỗi môn gồm hai phần: phần chung cho tất cả TS, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao; phần riêng, ra theo từng chương trình: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao… TS chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài thi; TS nào làm cả hai phần riêng đều không được chấm, chỉ chấm phần chung.
Đối với các môn ngoại ngữ: đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả TS, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, không có phần riêng. |
- Năm ngoái và những năm trước, đa số HS lớp 12 đã có sự lựa chọn trường thi, ngành thi phù hợp. Các bậc phụ huynh học sinh cũng đã có sự định hướng nghề nghiệp cho con em theo sở trường…
Trước khi đăng ký dự thi, TS cần nghiên cứu kỹ quyển “Những điều cần biết về công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009” do Bộ GD&ĐT phát hành và các tài liệu khác do các trường ĐH,CĐ phát hành để chọn trường thi, ngành thi phù hợp. TS không nên chọn trường thi, ngành thi theo phong trào, cảm tính, hoặc chọn trường thi, ngành thi có điểm xét tuyển không phù hợp với thực lực bản thân.
TS cần phải ghi đầy đủ, chính xác các dữ liệu vào hồ sơ đăng ký dự thi. Trước khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi, TS phải kiểm tra lại lần cuối cho thật chính xác vì nếu để sai sót, sẽ gây phiền phức cho TS và có thể sẽ ảnh hưởng đến việc xét tuyển. Địa chỉ liên lạc cũng là điểm TS cần hết sức lưu ý, phải đảm bảo chính xác khi ghi vào hồ sơ.
Khi ôn tập, TS cần nắm vững kiến thức đã quy định trong nội dung chương trình, tránh học vẹt, học tủ; phải chấp hành nghiêm túc Quy chế tuyển sinh ĐH,CĐ hệ chính quy năm 2009 của Bộ GD&ĐT. Mọi vi phạm đều bị xử lý theo đúng Quy chế, nếu nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật.
* Xin cám ơn ông!
Thời gian thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009:
- Đợt 1: ngày 4 và 5.7.2009 thi ĐH khối A và V.
- Đợt 2: ngày 9 và 10.7.2009 thi ĐH khối B, C, D và các khối năng khiếu.
- Đợt 3: ngày 15 và 16.7.2009 thi CĐ.
Thời gian thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi:
- Theo hệ thống của Sở GD-ĐT: từ 10.3 đến hết ngày 10.4.2009.
- Tại các trường tổ chức thi: từ 11.4 đến 17.4.2009.
Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển:
- Các trường công bố điểm trúng tuyển NV1 chậm nhất là ngày 20.8.2009.
- Các trường nhận hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT đợt 2 (NV2) từ 25.8 đến hết giờ mở cửa giao dịch thường lệ của bưu điện trong ngày 10.9.2009.
- Các trường nhận hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT đợt 3 (NV3) từ 15.9 đến hết giờ mở cửa giao dịch thường lệ của bưu điện trong ngày 30.9.2009. | |