Công tác tư pháp phải đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương
8:28', 2/3/ 2009 (GMT+7)

Như tin đã đưa, mới đây Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường và đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh và ngành Tư pháp tỉnh về công tác tư pháp. Sau đây là một số ghi nhận về buổi làm việc này.

 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm việc với Sở Tư pháp Bình Định. Ảnh: N.H.H

 

Cũng như khó khăn chung của cả nước, ngành Tư pháp Bình Định đang gặp phải khó khăn về công tác cán bộ và sự phối hợp thiếu chặt chẽ của các ngành khác trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Không chỉ thiếu cán bộ, một số lượng rất lớn cán bộ tư pháp cấp xã trong tỉnh còn chưa qua đào tạo (46 xã có cán bộ tư pháp chưa được đào tạo về luật). Trong khi đó, hiện nay công tác tư pháp đang phân cấp mạnh cho chính quyền cơ sở thực hiện như việc chứng thực bản sao, một số việc hộ tịch, chứng thực hợp đồng...

Một thực tế khó khăn do xuất phát từ quy định pháp luật, đó là từ khi Luật Công chứng ra đời, Sở Tư pháp có 3 phòng công chứng thì chỉ có Phòng công chứng số 1 duy trì được hoạt động thường xuyên, 2 phòng công chứng còn lại rơi vào tình trạng ít việc, trong khi công tác chứng thực tại cấp xã, phường trong tỉnh luôn quá tải.

Giải quyết vướng mắc này, Bộ trưởng Hà Hùng Cường chỉ đạo, tỉnh nên xem xét chuyển các hợp đồng giao dịch về nhà cửa, đất đai, bất động sản cho các phòng công chứng đảm nhiệm. Điều này, vừa giảm tải cho chứng thực cấp xã, vừa duy trì hoạt động của các phòng công chứng và quan trọng hơn là đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các giao dịch của người dân và doanh nghiệp.

Về công tác quản lý luật sư, hiện nay toàn tỉnh có 57 luật sư đang hành nghề trong và ngoài tỉnh nên rất khó cho công tác quản lý nhà nước. Bộ trưởng cho rằng, việc luật sư hoạt động ngoài địa bàn là chuyện bình thường do đặc thù nghề nghiệp. Cái chính là Sở Tư pháp phải nâng cao trình độ quản lý, đáp ứng được sự phát triển của đội ngũ luật sư, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất giúp người dân có nhiều cơ hội tiếp cận công lý.

Việc xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật là vấn đề nhạy cảm, nhất là đối với hình thức Nghị quyết của HĐND. Khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, cơ quan tư pháp có kiến nghị nhưng HDND phải chờ đến kỳ họp gần nhất mới xử lý được. Về vấn đề này, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Hoàng Hà cho rằng: Văn bản ban hành còn chậm, còn chồng chéo, hiệu lực thi hành không cao là do cán bộ làm công tác thẩm định không nắm chắc kiến thức trên nhiều lĩnh vực nên không làm tốt công tác tham mưu.

Bí thư Tỉnh ủy Vũ Hoàng Hà còn cho rằng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, đó là cơ chế phối hợp các ngành trong việc đưa luật đến dân chưa tốt, đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn yếu và thiếu, lực lượng báo cáo viên tuy có củng cố, nâng cao nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; nội dung, hình thức phổ biến pháp luật còn chung chung, chưa thật sự hướng đến đối tượng. Nguyên nhân, UBND các cấp chưa thật sự quan tâm, các ngành, các cấp chưa nhận thức đúng vai trò của mình trong việc phối hợp với ngành tư pháp tổ chức tuyên truyền...

Một lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh là công tác thi hành án dân sự. Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Hoàng Hà và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thiện đã thống nhất với Bộ trưởng Hà Hùng Cường nguyên tắc “Tỉnh cho đất, Bộ cho tiền” để giúp Thi hành án dân sự tỉnh xây trụ sở làm việc và kho tang vật. Đồng thời, củng cố Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự của tỉnh, huyện và giải quyết có hiệu quả những vụ việc còn tồn đọng.

Trong những kiến nghị mà tỉnh đặt ra đối với Bộ trưởng Hà Hùng Cường và đoàn công tác của Bộ Tư pháp, có nhiều khó khăn xuất phát chính từ sự hạn chế trong năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ. Sự thiếu phối hợp của các cấp, ngành chức năng với ngành Tư pháp có nguyên nhân một phần từ sự tham mưu, đề xuất của ngành Tư pháp chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với ngành Tư pháp Bình Định là phải đặc biệt chú trọng đổi mới công tác cán bộ, sao cho đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và đặc biệt phải gắn công tác tư pháp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

  • N.H.H
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Mít tinh Kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống BĐBP và 20 năm Ngày Biên phòng Toàn dân  (02/03/2009)
Điểm sáng văn hóa ở Đồn Biên phòng 316   (01/03/2009)
Người sĩ quan năng động   (01/03/2009)
Tặng nhà tình thương cho phụ nữ nghèo   (01/03/2009)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc thăm các đơn vị biên phòng   (01/03/2009)
Phát huy sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh vùng biển, đảo…   (01/03/2009)
Đổi mới phương pháp dạy và học  (28/02/2009)
Tọa đàm “Mùa xuân và nhân tài”  (28/02/2009)
Triển khai công tác thông tin - truyền thông năm 2009  (27/02/2009)
Lễ tưởng niệm 43 năm vụ thảm sát Bình An  (27/02/2009)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Bình thăm các cơ sở y tế  (27/02/2009)
Tìm việc cho người lao động  (26/02/2009)
24 bác sĩ được luân phiên tăng cường về cơ sở  (26/02/2009)
Hơn 1.092 tỉ đồng cho vay hộ nghèo, HSSV có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng chính sách  (26/02/2009)
Những thầy thuốc của buôn làng  (26/02/2009)