“Bút ký - Phóng sự” - ám ảnh và thăng hoa
9:11', 19/6/ 2009 (GMT+7)

Nói chuyên trang “Bút ký – Phóng sự” (BK-PS) là sự thăng hoa của các cây bút ở Báo Bình Định nói chung và Ban Chính trị – Xã hội nói riêng không có gì sai; song nếu nói đó là “sự ám ảnh” cũng quá đúng bởi hằng tuần Ban vẫn luôn canh cánh nỗi lo: BK-PS ai viết và viết cái gì đây cho hay, cho hấp dẫn bạn đọc…

BK-PS là những thể loại báo chí khó viết và không dành cho mọi phóng viên. Trong quá trình phát triển của mình, báo Bình Định đều có sử dụng hai thể loại BK và PS song phải đến tháng 7.2007 (mốc thời gian báo tăng từ 5 lên 6 kỳ/tuần), khi ấy việc chuyên trang hóa, chuyên mục hóa được thực hiện khá sâu, tờ báo mới thực sự có chuyên trang BK-PS. Tiền thân của chuyên trang BK-PS là chuyên trang “BK-PS - Nhân vật” xuất hiện vào số báo đầu tuần từ ngày 1.1.2005. Và tiền thân của chuyên trang “BK-PS- Nhân vật” lại là chuyên mục “Gặp gỡ cuối tuần” xuất hiện từ ngày 1.4.2004 (khi báo Bình Định tăng từ 8 lên 12 trang và những bài BK-PS đăng rải rác trên mặt báo.

Như vậy để hàng tuần có chuyên trang BK-PS và chuyên trang “Gặp gỡ” như hiện nay, tờ báo đã phải trải qua thời gian thực tập khá kỹ càng. Chuyên trang BK-PS hiện do Ban Chính trị - Xã hội phụ trách cùng với 14 chuyên trang khác. Dẫu tần suất chỉ một lần xuất hiện cho mỗi tuần song chuyên trang BK-PS luôn là nỗi ám ảnh bởi số cộng tác viên tham gia được cho chuyên trang này chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay (Lê Hoài Lương, Đình Phú, Vũ Đình Thung, Xuân Dũng…); vả lại họ cũng năm thì mười họa mới gửi bài cộng tác. Trong khi ở tòa soạn báo một số cây bút viết tốt thể loại này như: Bùi Lợi, Bá Phùng, Thúc Giáp, Viết Thọ… đã chuyển sang làm quản lý, biên tập. Chính vì vậy 8 phóng viên của Ban Chính trị - Xã hội trở nên những cây bút chủ lực của chuyên trang. 8 phóng viên được chia thành 4 nhóm luân phiên viết BK - PS.

Dù sau khi viết xong một BK hoặc PS, mỗi nhóm có 3 tuần để chuẩn bị cho BKù hoặc PS kế tiếp, song chừng đó thời gian để chuẩn bị đề tài, tiếp cận thực tế và phải lo những chuyên trang được phân công khác, chuyên trang BK-PS luôn là áp lực và nỗi ám ảnh. Đã có lúc tưởng đã xóa tên chuyên trang trên báo Bình Định! Song vì BKù, PS là những thể loại báo chí chủ lực; sự xuất hiện thường xuyên của nó trên mặt báo xác tín đẳng cấp của tờ báo đó. Bình Định là tờ báo địa phương có bề dày thành tích không lẽ nào lại có thể thiếu vắng PKù, PS. Chính “sự tự ái nghề nghiệp” này cộng với sự động viên, khuyến khích của Ban Biên tập, Ban Chính trị - Xã hội lại nỗ lực vượt qua khó khăn, đào tạo đội ngũ và duy trì chuyên trang BK-PS.

Tính từ chuyên trang “BK-PS-Nhân vật” xuất hiện ngày 1.1.2005 qua chuyên trang BK-PS tháng 7.2007 đến nay, Ban Chính trị - Văn xã rồi Ban Chính trị - Xã hội đã tổ chức biên tập và trực tiếp viết gần 150 bài BK-PS nguyên trang. Đối với một tờ báo Đảng địa phương đây thực sự là một nỗ lực rất lớn!

Trong số gần 150 bài BK-PS ấy có khá nhiều bài đã neo lại trong lòng bạn đọc, tạo nên những tên tuổi phóng viên quen thuộc dần với bạn đọc. Bạn đọc hẳn còn nhớ Lê Viết Thọ với Ký sự Nam Lào; Thu Hiền với “Bác sĩ” của… muỗi, Nghề giữ xác, Tiếng vọng từ trái tim, Sống chung với… Koch; Quỳnh Hoa với Đau lắm da cam, Mặn hơn là muối, Chuyện sáng 6 chiều 1 ở Cát Tường, Nổ tung cùng Vũ…; Nguyên Sương với Tỉ phú bạch đàn, Còn không hở cốm, Tiền xưa với người nay, Chuyện những người nặng lòng với đất…; Nguyễn Phúc với Căng thẳng vùng rốn lũ, Treo đời bên vách đá, Huỳnh đàn xôn xao làng quê…; Quang Khanh với Phế hưng Ghềnh Ráng, Hồn hậu Quy Hòa, Linh hồn cổ thụ, Đá cầm nóng lạnh, Làng tuồng công nghiệp hóa, Quy Nhơn - những con đường nắng…; Hải Yến với Mai một hồn rừng, Hạt giống đỏ của bản làng; Văn Trang với Lối nay xe ngựa, Mùa cá bò gù, Đi dầu dốc bay

Một thế hệ viết BK-PS mới của Báo Bình Định đã dần hình thành và đang định hình…    

  • Quang Khanh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tập trung củng cố các Chi hội Nhà báo cơ sở  (19/06/2009)
3.805 hộ nghèo ở nông thôn sẽ được hỗ trợ về nhà ở  (18/06/2009)
Vực dậy thị trường xuất khẩu lao động  (18/06/2009)
88,95% thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2009  (18/06/2009)
Lại “đứt” thuốc đặc trị bệnh sán lá gan lớn  (18/06/2009)
Theo dõi sức khỏe 4 hành khách đi cùng chuyến bay với bệnh nhân nhiễm cúm A (H1N1)  (17/06/2009)
Tập trung xóa nhà ở đơn sơ cho hộ nghèo  (17/06/2009)
Tôn vinh 190 cá nhân, 10 tập thể trong phong trào hiến máu  (16/06/2009)
Phòng chống dịch bệnh và VSATTP là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu  (16/06/2009)
Ghi nhận về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009  (16/06/2009)
Những nghĩa cử cao đẹp  (15/06/2009)
Tuyển lao động ở các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động   (14/06/2009)
Một giọt máu, vạn tấm lòng   (14/06/2009)
Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2009-2010  (13/06/2009)
Tăng cường công tác quản lý chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm  (13/06/2009)