Đề án đầu tư lớn nhất về đào tạo nghề
8:24', 13/8/ 2009 (GMT+7)

Bộ LĐ-TB&XH đã trình Chính phủ đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Theo đề án, hơn 32 ngàn tỉ đồng sẽ được chi từ nay đến 2020 để đào tạo nghề cho 12 triệu lao động (LĐ) nông thôn.

 

Một lớp đào tạo nghề may cho LĐ nông thôn. Ảnh: N.Phúc

 

Theo Bộ LĐ-TB&XH, sở dĩ Bộ phải xây dựng đề án là bởi từ trước tới nay, công tác đào tạo nghề cho LĐ nông thôn chưa được coi trọng đúng mức, các cấp, ngành cũng như toàn xã hội chưa nhận thức đầy đủ và coi đào tạo nghề chỉ là cứu cánh có tính thời điểm, không phải là vấn đề quan tâm thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ LĐ ở nông thôn được đào tạo nghề hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 19%, trong khi tỉ lệ trung bình của cả nước là 25%.

Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa số lượng cơ sở dạy nghề rất ít, quy mô dạy nghề nhỏ và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngân sách Nhà nước bố trí cho dạy nghề nói chung và dạy nghề cho LĐ nông thôn nói riêng chưa tương xứng với yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề.

Để khắc phục tình trạng trên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ NN&PTNT, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành, đoàn thể liên quan đã xây dựng đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và chia thành ba giai đoạn thực hiện.

Giai đoạn 2009-2010: Một mặt tiếp tục thực hiện dạy nghề cho LĐ nông thôn theo Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giáo dục - đào tạo đến năm 2010 (khoảng 800 ngàn người trong 2 năm 2009-2010); mặt khác, thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị triển khai đại trà cho các giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 2011-2015: Đào tạo nghề cho 5,2 triệu LĐ nông thôn. Giai đoạn 2016-2020: Đào tạo nghề cho 6 triệu LĐ nông thôn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội, đào tạo chuyên sâu cho 500 ngàn lượt cán bộ, công chức xã.

Đối tượng được đào tạo là LĐ nông thôn trong độ tuổi LĐ có nhu cầu học nghề và đủ điều kiện xét tuyển vào từng khóa học phân theo nhóm nghề.

Tổng kinh phí thực hiện đề án từ nguồn Ngân sách Nhà nước dự kiến là 32.679 tỉ đồng, gồm: Kinh phí dạy nghề LĐ nông thôn: 31.153 tỉ đồng (trong đó 25.551 tỉ đồng để chi hỗ trợ nông dân học nghề; 5.105 tỉ đồng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các trường, trung tâm dạy nghề huyện). Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã: 1.526 tỉ đồng.

Mục tiêu của đề án là đảm bảo đến năm 2020 mỗi năm dạy nghề nông nghiệp cho khoảng 300 ngàn LĐ nông thôn; nâng tỷ lệ LĐ được đào tạo từ 20% năm 2010 lên 40% năm 2015 và 50% vào năm 2020. Nâng thu nhập của LĐ nông thôn tăng trên 2,5 lần so với hiện nay, góp phần đẩy mạnh mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

  • Phạm Nguyễn

(Theo Bộ LĐ-TB&XH)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nơi chủ động, nơi lúng túng  (13/08/2009)
Bác sỹ công tác tại các trạm y tế được hỗ trợ từ 300 ngàn đến 1 triệu đồng/tháng   (12/08/2009)
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất   (12/08/2009)
Đi gởi ô tô   (12/08/2009)
Ngày và đêm 12.8.2009   (11/08/2009)
Khởi sắc mẫu giáo xã  (11/08/2009)
LỜI CẢM TẠ  (11/08/2009)
Không được quảng cáo sữa dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi  (11/08/2009)
Trường Đại học Quy Nhơn công bố điểm chuẩn  (11/08/2009)
Nhanh, gọn và hạn chế lây lan trong cộng đồng  (11/08/2009)
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và THPT Quốc học Quy Nhơn tiếp tục nằm trong tốp 201 trường THPT có điểm thi ĐH cao nhất  (11/08/2009)
Trao tặng 550 xe lăn cho người khuyết tật nghèo  (10/08/2009)
Một số quy định bất lợi cho người lao động  (10/08/2009)
Tỉnh ta có 5 ứng viên  (09/08/2009)
Tản mạn quanh chuyện xưng hô  (10/08/2009)