ÔNG TRẦN VĂN QUÍ, GIÁM ĐỐC SỞ GD-ĐT:
Muốn chấm dứt “đọc- chép” phải dạy học sinh cách tự học
8:18', 25/8/ 2009 (GMT+7)

Năm học 2009-2010 có chủ đề “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Ngành GD-ĐT tỉnh đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh phát triển sự nghiệp GD-ĐT của tỉnh, trong đó, nhấn mạnh đến đổi mới quản lý giáo dục (QLGD) và triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Ông Trần Văn Quí, Giám đốc Sở GD-ĐT, đã trả lời phỏng vấn của PV báo Bình Định về vấn đề này trước thềm năm học mới 2009-2010.

 

Chủ đề của năm học 2009-2010 là Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.  Ảnh: N.Q

 

* Đổi mới QLGD sẽ phải bắt đầu từ đâu và bằng những việc cụ thể nào để tạo được sự đột phá trong năm học 2009-2010, thưa ông?

- Ông Trần Văn Quí: Công tác QLGD hiện nay, bên cạnh những cái được còn có những cái chưa được. Chính những cái chưa được này đã làm hạn chế hiệu quả cũng như chất lượng giáo dục. Đó là việc chưa có sự đồng bộ trong chỉ đạo, cả về vĩ mô và vi mô; năng lực tiếp nhận để thực hiện còn hạn chế; nhiều cơ sở giáo dục còn lúng túng, thậm chí có một bộ phận cán bộ quản lý còn ngại đổi mới, muốn có quyền nhưng lại sợ trách nhiệm…

Đổi mới QLGD phải bắt đầu từ đội ngũ cán bộ QLGD. Phải làm cho đội ngũ này có sự thay đổi, chuyển biến trong tư duy, nhận thức và thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Vấn đề này sẽ được giải quyết trong năm học mới này, thông qua rất nhiều chương trình, kế hoạch như bồi dưỡng 30 ngàn hiệu trưởng của Bộ GD- ĐT theo Dự án Hỗ trợ đổi mới QLGD (SREM) và bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam- Singapore; đồng thời, phát huy tính sáng tạo, năng động của từng cá nhân và từng cơ sở giáo dục.

Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT sẽ phối hợp với Sở Nội vụ kiểm tra việc triển khai thực hiện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng GD-ĐT đối với 11 huyện, thành phố; đẩy mạnh phân cấp QLGD cho các huyện, thành phố, các trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp, các trường THPT và các trường trực thuộc, đặc biệt là trong sử dụng ngân sách, tổ chức quản lý quá trình đào tạo. Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế đối với sự nghiệp công lập giáo dục- đào tạo; tiếp tục triển khai áp dụng chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non và tiểu học. Đồng thời, hoàn thành chuyển đổi tất cả các trường mầm non, phổ thông bán công sang dân lập, công lập, tư thục; triển khai Thông tư số 9 của Bộ GD-ĐT về Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong QLGD, tích cực áp dụng các phần mềm quản lý học tập của HS, quản lý giáo viên, hỗ trợ sắp xếp thời khóa biểu, quản lý thư viện trường học…

* Một trong những yêu cầu trong năm học này là chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua “đọc- chép” ở THCS và THPT. Điều đó đã được đặt ra từ rất nhiều năm qua, vậy làm thế nào có thể chấm dứt được trong năm học 2009-2010 này, thưa ông?

- Chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua “đọc- chép” trong năm học 2009-2010 là điều kiện lý tưởng phải vươn tới, nhưng không dễ thực hiện được ngay trong thực tế vì các điều kiện không có đủ, nhất là về phía HS, đặc biệt là HS vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, các trường phổ thông có điều kiện phải phấn đấu hạn chế và đi đến chấm dứt việc dạy học theo kiểu “đọc- chép”. Đây là việc không thể một sớm một chiều mà có thể chấm dứt ngay được. Muốn chấm dứt “đọc- chép” phải dạy cho HS cách tự học. Chừng nào đội ngũ giáo viên trong các nhà trường chưa thực hiện tốt điều này thì yêu cầu chấm dứt ngay việc dạy học theo kiểu “đọc- chép” vẫn còn khó khăn…

* Là người đứng đầu ngành GD-ĐT tỉnh nhà, ông có điều gì muốn nhắn gởi với HS, đội ngũ cán bộ giáo viên và toàn xã hội trước thềm năm học mới 2009-2010?

- Tôi muốn nhắn gởi đến HS, đội ngũ cán bộ, giáo viên và toàn xã hội rằng mỗi người chúng ta hãy cộng đồng trách nhiệm, thân thiện hợp tác để cùng nhau chăm lo giáo dục thế hệ trẻ trưởng thành về nhân cách, đạo đức và trí tuệ, tinh thần. Tôi vẫn muốn nói câu nói “Nếu cây vườn nhà chúng ta không có quả hoặc ít quả, thì đừng vội trách ánh mặt trời mà mỗi người nên tự hỏi, mình đã chăm sóc vườn cây đó đến đâu”?

* Cám ơn ông!

  • Ngọc Quỳnh (Thực hiện)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chống “cúm” ở các trường mầm non  (25/08/2009)
Dịch cúm A/H1N1 đã lây lan nhanh  (24/08/2009)
Thống nhất ba vấn đề căn bản về sự kiện Nguyễn Tất Thành ở Bình Định  (24/08/2009)
Cứu sống 30 người trong cơn hiểm nghèo   (23/08/2009)
Báo Thanh Niên trao tiền giúp người nghèo   (23/08/2009)
Ôn lại kiến thức, sẻ chia kinh nghiệm   (23/08/2009)
Nhìn từ thực tiễn  (22/08/2009)
Đã phát hành được hơn 4,6 triệu bản sách  (22/08/2009)
Học sinh tạm nghỉ học đến hết ngày 31.8  (22/08/2009)
Nâng cao nhận thức phòng, tránh và ứng cứu tai nạn do va chạm tàu thuyền trên biển  (21/08/2009)
Bình Định: Cúm A/H1N1 xuất hiện trong trường học với 8 ca nhiễm  (21/08/2009)
Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại Đoàn PK N73  (21/08/2009)
Hội thảo Ứng phó với biến đổi khí hậu lần 2  (21/08/2009)
3 ngư dân Bình Định được Inđônêsia thả về  (21/08/2009)
Đoàn công tác Văn phòng Trung ương Đảng làm việc tại tỉnh ta  (21/08/2009)