Bộ đội xuất ngũ được hỗ trợ học nghề
9:44', 3/9/ 2009 (GMT+7)

Vấn đề học nghề, giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ luôn nhận được sự quan tâm của Nhà nước, giúp đỡ của các cơ quan, doanh nghiệp. Nhờ đó, mỗi năm có hàng trăm bộ đội xuất ngũ trên địa bàn tỉnh được học nghề và tìm việc làm phù hợp…

 

Các buổi tư vấn việc làm đã giúp nhiều bộ đội xuất ngũ chọn được nghề học phù hợp cũng như tìm được việc làm. Ảnh: N.Phúc

 

Mỗi năm trên địa bàn tỉnh có hơn 2.000 thanh niên xuất ngũ. Nhu cầu học nghề cũng như tìm việc làm của lực lượng này ngày càng tăng, do đó, các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm, cũng như các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bắt đầu quan tâm đến lực lượng này.

Từ đầu năm 2009 đến nay, trước đợt quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự rời đơn vị trở về nhà, các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc trên địa bàn tỉnh đã trực tiếp đến từng đơn vị để tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm cho họ. Cuối tháng 8.2009, Trung tâm Giới thiệu việc làm Bình Định đã trực tiếp đến Sư đoàn 2 (Quân khu 5) đóng trên địa bàn Gia Lai, để tư vấn nghề và giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ là con em Bình Định. Tại buổi tư vấn, có hơn 200 bộ đội xuất ngũ đã được giới thiệu về các chính sách lao động và các ngành nghề để học.

Còn Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên, từ đầu năm đến nay, đã tổ chức được 6 đợt tư vấn việc làm và học nghề cho khoảng 800 lượt bộ đội xuất ngũ tại các địa phương: Quy Nhơn, Tây Sơn, Tuy Phước, Vân Canh. Ngoài việc giới thiệu những ngành nghề đào tạo, chính sách của tỉnh về học nghề, giới thiệu một số thị trường lao động trong nước, thị trường xuất khẩu lao động… Trung tâm còn thông tin một số ngành nghề mà hiện nay các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đang cần tuyển gấp lao động.

Trong tháng 8.2009, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về cơ chế hoạt động của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề, đảm bảo khi xuất ngũ về địa phương có nghề để mưu sinh và lập nghiệp.

Theo cơ chế này, bộ đội xuất ngũ có nhu cầu học nghề được Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện để học nghề. Mỗi người chỉ được hỗ trợ học một nghề.

Với trường hợp bộ đội xuất ngũ học nghề trình độ cao đẳng và trung cấp, được học nghề theo cơ chế đặt hàng đối với các cơ sở dạy nghề, được vay tiền để học nghề.

Với trường hợp bộ đội xuất ngũ học nghề ở trình độ sơ cấp, mỗi người được cấp một “Thẻ học nghề”, thẻ này có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu áp dụng đối với cán bộ, công chức nhà nước tại thời điểm học nghề. Thẻ có giá trị sử dụng trong 1 năm kể từ ngày cấp thẻ. Nhà nước thanh toán chi phí đào tạo cho cơ sở dạy nghề căn cứ vào “Thẻ học nghề”, chi phí đào tạo thực tế của nghề đã học và chứng chỉ học nghề đã cấp cho học viên nhưng không cao hơn giá trị của thẻ. Trường hợp chi phí đào tạo của nghề học cao hơn giá trị của “Thẻ học nghề” thì người học tự chi trả phần chênh lệch cho cơ sở dạy nghề.

  • Phạm Nguyễn
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thêm 2 Mẹ Việt Nam anh hùng được nhận phụng dưỡng  (03/09/2009)
Đưa cán bộ y tế đến gần dân  (03/09/2009)
Ngăn chặn tình trạng thu gom sổ lâm bạ để được nhận tiền hỗ trợ  (02/09/2009)
Biểu dương điển hình tiên tiến “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  (02/09/2009)
30 học sinh, sinh viên được trao học bổng ODON VALLET  (02/09/2009)
Tổ chức lễ đặc xá cho 5 phạm nhân  (02/09/2009)
Đã có 67 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1  (02/09/2009)
Quốc khánh trong ký ức cựu tù chính trị cách mạng  (02/09/2009)
Nhớ những lần được gặp Bác Hồ  (02/09/2009)
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường chúng ta đi  (02/09/2009)
Mít-tinh kỷ niệm 64 năm Quốc khánh 2.9, 40 năm thực hiện Di chúc của Bác và 100 năm Bác Hồ đến Bình Định  (02/09/2009)
Bài học của muôn đời  (01/09/2009)
Thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu  (01/09/2009)
Nhiều địa phương triển khai nhiệm vụ năm học mới  (01/09/2009)
Trẻ vùng cao vào lớp 1  (01/09/2009)