NHÂN KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG (14.10.1930-14.10.2010)
Xây dựng Đảng vững mạnh về tổ chức
20:29', 10/10/ 2010 (GMT+7)

Ngày 3.2.1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử của cách mạng Việt Nam, là dấu ấn lịch sử sâu đậm nhất đối với sự hình thành và phát triển công tác tổ chức của Đảng.

 

Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng, tháng 2.2010. Ảnh: Văn Lưu

 

Ngày 14.10.1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng đã thông qua Luận cương chính trị, các nghị quyết cấp kíp trước mắt, Điều lệ mới của Đảng và Điều lệ các tổ chức quần chúng. Tại Hội nghị này, Bộ Tổ chức kiêm giao thông - tiền thân của Ban Tổ chức Trung ương Đảng được hình thành. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về mọi mặt, trong đó có công tác tổ chức, cán bộ. Tháng Tám năm 1945, Đảng vừa tròn 15 tuổi và mới có 5.000 đảng viên, nhưng có đường lối chính trị đúng đắn và nghệ thuật tổ chức tài tình, tập hợp được đông đảo lực lượng quần chúng cách mạng xung quanh Đảng, nên Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Chín năm kháng chiến trường kỳ, Đảng ta luôn luôn quan tâm công tác xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên. Công tác tổ chức xây dựng đảng đã góp phần động viên, tập hợp sức mạnh của toàn dân tộc, quyết một lòng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

Năm 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt, miền Bắc đi lên xây dựng CNXH, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn, miền Nam tiếp tục đấu tranh kiên cường cho sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước. Ở miền Bắc, công tác tổ chức xây dựng đảng đã tập trung vào việc kiện toàn tổ chức và lề lối làm việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, triển khai các cuộc vận động xây dựng chi bộ, đảng bộ cơ sở theo yêu cầu “Bốn tốt” gắn với cuộc vận động “Ba xây, ba chống”; chú trọng đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ xuất thân từ công - nông, học sinh miền Nam tập kết; chọn cử cán bộ đi học ở các nước XHCN anh em; tăng cường cán bộ cho lĩnh vực quân sự và kinh tế; chi viện cho cách mạng miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế...

Sau đại thắng mùa xuân 1975, ngành Tổ chức xây dựng Đảng đã chủ động phối hợp giải quyết hàng loạt những vấn đề cấp bách, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị thống nhất trong cả nước. Sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, ngành Tổ chức xây dựng Đảng đã cùng toàn Đảng tiến hành công cuộc đổi mới trên nhiều mặt; đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức và công tác cán bộ; đổi mới phong cách và lề lối làm việc. Nhờ đó, đã từng bước khắc phục khủng hoảng KT-XH, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, tạo cơ sở cho việc tiến hành đổi mới toàn diện đất nước. Công tác tổ chức xây dựng đảng đã bám sát nhiệm vụ chính trị và thực tiễn, kịp thời giải quyết những vấn đề phục vụ cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đẩy mạnh kiện toàn, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐHù đất nước, góp phần bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới.

Trong 80 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ Bình Định, công tác tổ chức xây dựng đảng đã trải qua 63 năm hoạt động và cống hiến. Giai đoạn 1930-1945, công tác tổ chức chủ yếu do các đồng chí lãnh đạo cấp ủy trực tiếp thực hiện thông qua việc tuyên truyền phát triển đảng viên, thành lập các chi bộ đảng và tổ chức lực lượng, phát động quần chúng tiến hành vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền.

Sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất, tháng 4.1947, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Định được thành lập. Từ đó, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và ban tổ chức các huyện ủy, Thành ủy, các đảng ủy trực thuộc đã ngày càng trưởng thành và góp phần vào sự nghiệp xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ các cấp.

Thực tiễn 80 năm qua cho thấy, công tác tổ chức xây dựng đảng phải giữ vững bản chất giai cấp công nhân và nêu cao tính tiền phong của Đảng. Công tác tổ chức xây dựng đảng phải thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, chăm lo xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng; chăm lo xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển, rèn luyện đội ngũ đảng viên; coi trọng việc củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng, quyền làm chủ và lợi ích thiết thực của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng. Phát huy truyền thống đoàn kết, dân chủ, kế thừa và phát triển; thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố các cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức thật sự trong sạch, vững mạnh.

  • Lê Minh Tuấn
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Lễ tuyên thệ, ra mắt hai đơn vị mới  (10/10/2010)
19 học sinh được cử tuyển học đại học Y, Dược   (09/10/2010)
Làm gì để ngăn chặn nạn tự tử ở Vĩnh Thạnh ?  (09/10/2010)
2.519 hộ dân trong vùng nguy cơ bão lũ cần phải di dời  (09/10/2010)
Bàn giao 6 “Nhà nhân ái”  (10/10/2010)
Còn nhiều bất cập  (08/10/2010)
Cấp áo phao cho học sinh vùng lũ Vân Canh  (08/10/2010)
Gặp mặt nhân Ngày truyền thống lực lượng công an xã  (08/10/2010)
Tập huấn nghiệp vụ điều tra hộ nghèo, cận nghèo  (08/10/2010)
Khai giảng năm học 2010-2011  (08/10/2010)
Đại hội Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin   (07/10/2010)
Gắn biển công trình chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội  (07/10/2010)
Theo mô hình nào?   (06/10/2010)
Về phát triển kinh tế tri thức   (06/10/2010)
Tiếp tục xây dựng và nhân các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”  (06/10/2010)