Xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ mới
18:39', 15/10/ 2010 (GMT+7)

Thực hiện Kế  hoạch số 22-KH/TU ngày 20.6.2008 của Tỉnh ủy Bình Định và Nghị quyết 20 Hội nghị lần thứ 6 BCH TƯ Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, những năm gần đây, cùng với quá trình xây dựng và phát triển KT-XH theo hướng CNH-HĐH, giai cấp công nhân không ngừng tăng về số lượng và chất lượng. Trên địa bàn tỉnh, có hơn 160 ngàn công nhân lao động làm việc trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp; trong đó, có khoảng 80.000 lao động làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp, chiếm tỉ lệ 10% số lao động xã hội trong tỉnh.

 

Số lao động tăng nhanh trong các ngành nhưng hầu hết tay nghề thấp. (Ảnh chỉ có tính chất minh họa). Ảnh: Ngọc Thái

 

Hầu hết người lao động tham gia vào đội ngũ công nhân đều xuất thân từ nông dân, một bộ phận được đào tạo, bồi dưỡng nghề, năng động, sáng tạo thích ứng nhanh với khoa học công nghệ hiện đại như ở ngành Bưu điện, Viễn thông, Ngân hàng, Dược, Điện… Nét chung của công nhân ở Bình Định là tuổi đời còn khá trẻ, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, là nòng cốt trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Lực lượng công nhân đã tạo ra một khối lượng lớn gồm hơn 60% tổng sản phẩm và nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Đây là lực lượng quan trọng, tạo ra của cải vật chất phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2006-2010).

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy giai cấp công nhân trong tỉnh đang gặp nhiều khó khăn như: tay nghề thấp, việc làm thiếu ổn định. Số lao động tăng nhanh trong các ngành, nhất là chế biến gỗ (hơn 15.000 người), nhưng đa số là lao động giản đơn, trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề còn thấp, hiểu biết và ý thức thực hành pháp luật, kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế, lỏng lẻo. Tác phong thiếu chuyên nghiệp đang tồn tại trong một bộ phận không nhỏ công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp, quyền làm chủ hầu như chưa có; nhiều doanh nghiệp thực hiện mức khoán cao, tăng ca song thu nhập thấp, điều kiện và môi trường làm việc chưa đảm bảo (các yếu tố độc hại, nóng, bụi vượt mức quy định cho phép). Việc thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho người trực tiếp LĐSX chiếm tỉ lệ không đáng kể, chủ yếu là nhân viên hành chính quản trị doanh nghiệp. Tình trạng vi phạm chính sách pháp luật lao động xảy ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khiến cho nhiều lao động không gắn bó với doanh nghiệp, nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ cao bị mai một dần. Vấn đề nhà ở cho công nhân, thiết chế văn hóa, thể thao, nhà trẻ ở các khu công nghiệp đã trở nên bức xúc, cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy Đảng, chính quyền, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Để tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân tỉnh nhà lớn mạnh, xin có mấy đề xuất: Trước hết các cơ quan trong hệ thống chính trị, các chủ doanh nghiệp cần tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân trong Nghị quyết 20 Hội nghị lần thứ 6 BCH TƯ Đảng khóa X. Cùng với việc hoàn thiện các chính sách, thu hút các nhà đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao về quản lý kinh tế, cán bộ kỹ thuật giỏi, tôn vinh các doanh nhân, công nhân  giỏi, đồng thời phải chăm lo xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh về mọi mặt, nhất là đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp thông qua các trường và trung tâm dạy nghề. Đổi mới phương pháp tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng cho phù hợp với từng đối tượng, nhất là công nhân trẻ, mới làm việc; coi trọng hơn nữa việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của công nhân, sớm triển khai xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, ở các khu công nghiệp tập trung lao động. Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực lao động trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh; tập trung vào việc kiểm tra xử lý vi phạm các điều khoản quy định trong Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật BHXH. Vận động thành lập tổ chức Đảng tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và hoạt động văn hóa thể thao thu hút công nhân lao động tham gia, qua đó tập hợp, giáo dục công nhân thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

  • Nguyễn Ngọc Anh (Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cần xác định trọng tâm, đột phá cần ưu tiên  (15/10/2010)
Mít tinh kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam  (14/10/2010)
Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam  (14/10/2010)
Tăng nhưng chưa đủ  (14/10/2010)
Nhiều hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam  (14/10/2010)
Mở cuộc thi Olympic tiếng Anh trên internet  (14/10/2010)
65 học sinh vào ĐH theo chế độ cử tuyển   (13/10/2010)
Đình chỉ lưu hành thuốc viên Ampicillin không đạt chất lượng  (13/10/2010)
Cần chăm lo cho “tam nông” nhiều hơn  (13/10/2010)
Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị   (13/10/2010)
Khảo sát thực trạng giao tiếp của điều dưỡng   (13/10/2010)
Ngàn đôi mắt sáng, vạn niềm vui   (13/10/2010)
Gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng  (13/10/2010)
Trao tiền cứu trợ gia đình bà Lương Thị Chút  (13/10/2010)
Hơn 6 tỉ đồng xây mới khu trung tâm điều trị khúc xạ  (13/10/2010)