TRẺ EM BỊ BẠO LỰC, BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC:
Cần được trợ giúp mạnh hơn
17:24', 18/11/ 2010 (GMT+7)

Thực trạng trẻ em bị bạo lực (BL), bị xâm hại tình dục (XHTD) vẫn diễn biến khá phức tạp và có nguy cơ gia tăng. Trước tình hình đó, đòi hỏi chính quyền, đoàn thể các cấp cùng với ngành chức năng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền về bảo vệ chăm sóc trẻ em (BVCSTE) và có những giải pháp thiết thực trong can thiệp, trợ giúp trẻ em bị BL, bị XHTD.

Trẻ em bị BL, bị XHTD cần được can thiệp kịp thời, nếu không sẽ tiếp tục bị BL, bị XHTD gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc bị tổn thương nặng nề về tinh thần và thân thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Can thiệp, trợ giúp là các hoạt động nhằm ngăn chặn, loại bỏ các nguy cơ tái BL, XHTD trẻ em; phục hồi về thể chất, tâm lý, giao tiếp xã hội; tái hòa nhập gia đình, cộng đồng, trường học cho trẻ. Trong quá trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị XHTD, cần giữ kín thông tin liên quan đến vụ việc nhằm bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ (trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ xử lý đối tượng xâm hại).

Cán bộ làm công tác BVCSTE, cộng tác viên, tình nguyện viên cần nắm vững các nguyên tắc trong can thiệp, trợ giúp trẻ em bị BL, bị XHTD như: can thiệp, trợ giúp kịp thời bằng các biện pháp phù hợp, theo quy định của pháp luật vì quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ em; đảm bảo tính bảo mật về thông tin liên quan đến trẻ bị XHTD, tính liên tục trong can thiệp, trợ giúp; phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong hoạt động can thiệp, trợ giúp trẻ em bị BL, bị XHTD. Việc can thiệp, trợ giúp thống nhất thực hiện theo các quy trình: tiếp nhận thông tin; kiểm tra, đánh giá nguy cơ sơ bộ; thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em trong tình trạng khẩn cấp. Xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể đối với trẻ em bị BL, bị XHTD. Xây dựng kế hoạch, thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp; rà soát, đánh giá nguy cơ sau can thiệp…

Khi có vụ việc xảy ra ở địa phương, cán bộ làm công tác BVCSTE, cộng tác viên, tình nguyện viên có trách nhiệm tiếp nhận thông tin; ghi chép kịp thời, đầy đủ thông tin; báo cáo UBND xã và phối hợp với các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan, gia đình, trường học, hàng xóm, bạn bè của trẻ em là nạn nhân để kiểm tra tính xác thực của thông tin; đồng thời bổ sung các thông tin liên quan đến vụ việc bằng cách đến trực tiếp địa bàn để xác minh. Ngoài ra, cán bộ BVCSTE ở cơ sở còn thu thập các thông tin liên quan đến môi trường sống của trẻ như: tình trạng trẻ trong quá khứ, hiện tại; mối quan hệ của trẻ với các thành viên trong gia đình; mối quan hệ của trẻ với đối tượng xâm hại; mối quan hệ của trẻ với môi trường chăm sóc trẻ… Trên cơ sở các thông tin liên quan; thu thập bằng chứng cho việc tố giác tội phạm, làm cơ sở để các cơ quan chức năng xử lý các hành vi BL, XHTD trẻ em.

Để quá trình tổ chức can thiệp, trợ giúp trẻ em bị BL, bị XHTD đạt hiệu quả cao, Sở LĐ-TB&XH cần phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan phát triển các loại hình dịch vụ bảo vệ trẻ em, từng bước đáp ứng các nhu cầu cần can thiệp, trợ giúp của trẻ em trong tình trạng khẩn cấp; hình thành Trung tâm công tác xã hội trẻ em và đường dây tư vấn để kết nối dịch vụ bảo vệ trẻ em.

Các hành vi được xác định là BL trẻ em gồm: lăng nhục, chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý, gây tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em; đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội; cưỡng ép trẻ lao động quá sức, quá thời gian quy định, làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại và những công việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm.

Các hành vi được xác định là XHTD trẻ em gồm: dâm ô, giao cấu, cưỡng dâm, hiếp dâm.

  • La Ánh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thêm 4 người chết do mưa lũ  (18/11/2010)
Mặt trận DTTN Bình Định đồng hành với phong trào cách mạng   (17/11/2010)
Vẫn phải chờ!  (17/11/2010)
Chủ động phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ   (17/11/2010)
Xây dựng cuộc sống theo tinh thần tốt đời đẹp đạo  (17/11/2010)
Lũ quét bất ngờ gây nhiều thiệt hại   (17/11/2010)
Mưa lớn gây lũ làm ngập tại nhiều địa phương   (17/11/2010)
Gặp mặt các thế hệ cán bộ Mặt trận TP Quy Nhơn   (17/11/2010)
Trao tặng 7 nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo  (17/11/2010)
Thăm Trung tâm Chăm sóc Người tâm thần Hoài Nhơn  (17/11/2010)
Lắp đặt 3 trạm cảnh báo lũ vùng hạ lưu  (17/11/2010)
Miễn phí khai thác Công báo điện tử  (17/11/2010)
Khởi động Làng trẻ em SOS Quy Nhơn   (17/11/2010)
Tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt tháng 11  (16/11/2010)
Tiếp tục các hoạt động hỗ trợ người dân vùng lũ   (16/11/2010)