SƠ KẾT 3 NĂM THỰC HIỆN QUY CHẾ PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ:
Những chuyển biến bước đầu
17:51', 5/12/ 2010 (GMT+7)

Sau 3 năm thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (do UBND tỉnh ban hành kèm Quyết định số 11 ngày 13.2.2008), hoạt động của người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến bước đầu. Việc cần làm trong thời gian tới là làm sao để việc thực hiện Quy chế này đi vào nề nếp ổn định, thường xuyên.

 

Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức.

 

* Thuận tiện hơn cho cơ quan báo chí

Trên cơ sở Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã có Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND  ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Định. Qua 3 năm triển khai, Quy chế này đã được các sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố triển khai thực hiện khá tốt, đảm bảo theo yêu cầu của các cơ quan báo chí.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh, đã có 42 sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương cử 82 cán bộ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Ông Đoàn Quang Sáu, Phó Chánh Thanh tra tỉnh, cho biết: “Chúng tôi nhận thức rằng thực hiện Quy chế này vừa đảm bảo sự công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, vừa góp phần giúp cơ quan báo chí thông tin chính xác, trung thực những vấn đề có liên quan đến công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng”. Theo đó, Thanh tra tỉnh quy định việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí bằng một trong những hình thức như: Đăng tải trên website của cơ quan; gởi văn bản hoặc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan báo chí; trả lời các phản ánh, kiến nghị... của tổ chức, công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo, đài. Mặt khác, Thanh tra tỉnh cũng quy định một số nội dung không được cung cấp cho báo chí, theo quy định của Bộ Công an.

Hay với Công an tỉnh, hiểu rõ công tác tuyên truyền sẽ có tác dụng tích cực trong việc tổ chức, vận động, hướng dẫn toàn dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, Giám đốc Công an tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Chánh Văn phòng Công an tỉnh là người phát ngôn của cơ quan này và 8 đồng chí là cộng tác viên, cung cấp tin, bài theo yêu cầu của cơ quan báo chí. Từ khi thực hiện Quy chế đến nay, ở Công an tỉnh, chưa có trường hợp nào từ chối phát ngôn hay cung cấp thông tin sai sự thật cho báo chí.

Từ việc thực hiện Quy chế, bước đầu, các cơ quan, đơn vị đã tạo được mối quan hệ gần gũi và thuận tiện hơn đối với các cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, nhờ được các cơ quan chủ quản định hướng về quan điểm, chủ trương với những vấn đề bức xúc, nên các báo, đài đã thông tin kịp thời, chính xác; đồng thời, góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, định hướng thông tin, tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc mà người dân quan tâm.

* Cần đi vào nền nếp, thường xuyên

Tuy nhiên, UBND tỉnh cũng cho rằng những kết quả đạt được trên chỉ mới là bước đầu, chưa thành nề nếp ổn định và thường xuyên.

Phản ánh của một số nhà báo, phóng viên cho thấy, một số cơ quan, đơn vị, địa phương có cử người phát ngôn, nhưng khi báo chí yêu cầu thông tin lại kéo dài thời gian, đùn đẩy, né tránh; kỹ năng phát ngôn và chất lượng thông tin của người phát ngôn còn hạn chế. Một số người phát ngôn không phải là người đứng đầu cơ quan thường ngại bị thủ trưởng khiển trách nếu thông tin cung cấp có thể được báo chí khai thác theo hướng không có lợi cho cơ quan, đơn vị mình...

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương không trả lời cho cơ quan báo chí về những đơn thư khiếu nại, tố cáo do cán bộ, nhân dân phản ánh lên cơ quan báo chí. Không hiếm trường hợp phóng viên báo chí khi cần tìm hiểu thông tin về một vấn đề “nóng” nào đó thường gặp nhiều khó khăn khi muốn tiếp xúc với người phát ngôn chính thức của các cơ quan, đơn vị, trong khi những người khác (dù giữ chức vụ quan trọng trong đơn vị) lại từ chối trả lời báo chí với lý do không phải người phát ngôn, không được ủy quyền…

Để khắc phục hạn chế của người phát ngôn, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn, đề xuất: Người phát ngôn là thủ trưởng cơ quan là thuận lợi nhất vì thủ trưởng là người chỉ đạo chung, nắm thông tin toàn diện; còn nếu giao cho cấp phó hay chánh văn phòng thì những người này, hoặc không nắm thông tin một cách toàn diện, hoặc nắm hết nhưng không sâu, thì đều dẫn đến hạn chế trong cung cấp thông tin cho báo chí.

Ngoài ra, một số cơ quan, đơn vị đề xuất ngành chức năng cần bồi dưỡng hoặc hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ người phát ngôn, cán bộ quản lý hoạt động phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cung cấp thông tin cho báo chí. Mặt khác, cần có những quy định việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

  • Nguyên Sương
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nghề làm sõng  (04/12/2010)
Tỉnh ta được Chính phủ hỗ trợ 40 tỉ đồng, 1.000 tấn gạo để khắc phục hậu quả thiên tai  (04/12/2010)
Xây nhà nội trú cho học sinh khuyết tật  (04/12/2010)
Các lao động bị lừa đã được giải cứu  (04/12/2010)
Trao hai nhà đồng đội  (04/12/2010)
Cháy tại Công ty TNHH gỗ Hoàng Phát  (04/12/2010)
Hỗ trợ 32 tác phẩm báo chí chất lượng cao năm 2010  (04/12/2010)
Đề án của bà Nguyễn Thị Hiền (Bình Định) đoạt giải Xuất sắc  (04/12/2010)
Cứu trợ, tặng quà người dân vùng lũ  (03/12/2010)
Cứu 3 ngư dân gặp nạn trên biển  (03/12/2010)
Sẽ tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Quốc hội Việt Nam  (03/12/2010)
Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri tại Hoài Ân  (03/12/2010)
Chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên  (03/12/2010)
Thành lập đoàn cán bộ lên Lâm Đồng giải thoát người lao động  (03/12/2010)
Góp phần thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị  (03/12/2010)