“Khen đúng người, thưởng đúng việc”
21:15', 30/12/ 2010 (GMT+7)

Theo thông lệ, cứ kết thúc một năm là các cấp các ngành lại tiến hành “bình công – xét thưởng”. Có thể nói đây là một mỹ tục nhằm tôn vinh những cống hiến, đóng góp tích cực của các tập thể, cá nhân cho xã hội, cộng đồng. Thực tiễn cho thấy, việc tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua, khen thưởng đã mang lại những thành quả to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiểu rõ tính chất quan trọng của phong trào thi đua, khen thưởng cũng như kết quả mang lại từ phong trào này và gắn với thực tiễn phát triển của đất nước, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ nhằm đổi mới công tác thi đua, khen thưởng phù hợp với từng giai đoạn để các địa phương triển khai thực hiện. Tại tỉnh ta, tỉnh ủy cũng ban hành riêng chỉ thị về công tác này để các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tổ chức quán triệt trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân…

Mặc dù, Đảng và Nhà nước đã xác định phong trào thi đua, khen thưởng đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước nhưng cũng thẳng thắn nhìn nhận thực tế còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Cụ thể là những năm gần đây, phong trào thi đua khen thưởng có phần bị xem nhẹ, thậm chí có nhiều nơi thực hiện còn nặng tính hình thức nên chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Điều đáng buồn là trong thực tế vẫn còn cơ chế “xin – cho” trong khen thưởng.

Nhìn ra các tồn tại và hạn chế trong công tác khen thưởng, chúng ta cần có cách làm phù hợp, thực chất để có thể gặt hái kết quả tốt từ việc gieo trồng phong trào thi đua trong xã hội. Theo đó, cần thực hiện cơ chế “khen đúng người, thưởng đúng việc” để động viên, khuyến khích những nhân tố tích cực, dám nghĩ dám làm là những công nhân, người lao động trực tiếp sản xuất; là các kỹ sư, nhà khoa học…. Việc lạm dụng khen thưởng hoặc “khen quan thì nhiều, dân thì ít” sẽ triệt tiêu những ý tưởng, tư duy sáng tạo, đổi mới của cá nhân, dẫn đến hậu quả làm giảm nhiệt huyết của các phong trào thi đua. Đó là chưa kể, hiện tượng chạy theo thành tích thông qua việc mua bằng, mua giải thưởng hoặc thương mại hóa tổ chức giải thưởng… đã và đang gây bất bình trong dư luận.

Thực tế cũng cho thấy, trong nhiều năm qua giới doanh nghiệp dân doanh vẫn còn bị “quên” trong công tác xét khen thưởng. Trong khi đó đây là một lực lượng kinh tế hùng hậu, có vai trò và vị thế quan trọng trong xã hội, đã và đang có những đóng góp rất to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Điều này chưa thật công bằng!

Bác Hồ từngvnhắc nhở: “Thi đua - khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày”. Lời dạy này đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Để phong trào thi đua bám rễ vào đời sống xã hội, cách thức và nội dung phải luôn đổi mới, từ đó tạo ra sức sống mới, động viên mọi người cùng vào cuộc.

Làm được như vậy việc khen thưởng mới đúng thực chất!

  • Lê Hà
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Trao 4 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo  (30/12/2010)
Thành lập đội ngũ báo cáo viên của Tỉnh ủy  (30/12/2010)
Tổ chức chương trình “5.000 bánh tét cho người nghèo”  (30/12/2010)
Treo Quốc kỳ nhân dịp Tết Dương lịch năm 2011  (30/12/2010)
Một năm đồng hành cùng Báo Bình Định  (30/12/2010)
Hơn 800 đề tài nghiên cứu khoa học và trên 100 sáng kiến kỹ thuật  (30/12/2010)
Tự tin hòa nhập cộng đồng  (30/12/2010)
Khởi động chương trình phòng, chống ung thư   (29/12/2010)
QUỐC HỘI KHÓA IX (1992-1997)  (29/12/2010)
Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ V (3.1982)  (29/12/2010)
Kinh tế tập thể tiếp tục được củng cố và phát triển   (29/12/2010)
Đình chỉ lưu hành 2 loại thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng   (29/12/2010)
30% học sinh chơi game online  (29/12/2010)
Hiệu quả hơn mong đợi  (28/12/2010)
Cứu 5 ngư dân Bình Định bị nạn ở vùng biển phía Nam  (28/12/2010)