PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TRONG CNVC-LĐ:
Tỏa rộng, thấm sâu
20:56', 19/5/ 2010 (GMT+7)

Phong trào thi đua do Công đoàn phát động trong công nhân, viên chức, lao động (CNCV-LĐ) trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến đáng kể, không chỉ phát triển về chiều rộng mà còn phát triển cả chiều sâu và được duy trì thường xuyên, liên tục.

 

Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn là một trong những đơn vị có phong trào lao động sáng tạo khá mạnh.

- Trong ảnh: Học viên nhà trường trong giờ thực hành tại khoa Động lực.Ảnh: N.Phúc

 

* Sôi nổi các phong trào

Trong 5 năm qua (2006-2009), phong trào thi đua do Công đoàn phát động trong CNVC-LĐ đã đi vào cuộc sống, từng bước khẳng định tinh thần yêu nước, khắc phục khó khăn trong lao động sản xuất, công tác và đời sống; phát huy tính năng động sáng tạo, thông qua các phong trào thi đua như: Phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVC-LĐ; phong trào “Xanh-sạch-đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động”; phong trào “Thi đua liên kết phục vụ nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn”; phong trào “Thi đua học tập nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp”; hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”; phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xóa đói giảm nghèo”; phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa”; phong trào “Cải cách thủ tục hành chính”… đã có những bước đổi mới về nội dung, hình thức, gắn liền với các cuộc vận động có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, đã khơi dậy tính tích cực, năng động sáng tạo của CNVC-LĐ để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước.

* Thiết thực, hiệu quả

Thời gian qua, các cấp công đoàn trong các thành phần kinh tế đã vận động CNVC-LĐ các ngành nghề tìm các biện pháp vượt qua khó khăn, kiên trì, sáng tạo, tham gia tích cực phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã tự tháo gỡ khó khăn, tìm đối tác kinh doanh để mở rộng thị trường trong và ngoài nước tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, tạo thêm thu nhập và việc làm cho người lao động. có nhiều đề tài, sáng kiến được Tổng LĐLĐ Việt Nam cấp bằng lao động sáng tạo. Hiệu quả của các đề tài đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực kinh tế, nông-lâm-ngư nghiệp, cải thiện chất lượng phục vụ đời sống nhân dân.

Trong 5 năm (2006-2009), có 118 đề tài lao động sáng tạo của 160 tác giả và đồng tác giả được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng bằng và huy hiệu lao động sáng tạo. Trong đó, ngành y tế có 14 đề tài, ngành giáo dục có 20 đề tài, ngành nông-lâm-ngư nghiệp có 7 đề tài, Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn có 13 đề tài, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước có 35 đề tài, các đơn vị Trung ương có 29 đề tài. Các tác giả nhiều năm liền được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng bằng và huy hiệu lao động sáng tạo như: Nguyễn Minh Phương, Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Minh Phương có 5 đề tài; các tác giả có 3 đề tài: Nguyễn Văn Thành, Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn, Đồng Thị Ánh, Công ty TNHH Thương mại Ánh Việt, Phạm Tỵ, BVĐK Bình Định…

Điển hình như: đề tài “Thiết kế chế tạo Nồi hấp đẳng áp 14.000 lít” của tác giả Lê Minh Tấn, Công ty Dược-Trang thiết bị Y tế Bình Định; đề tài “Nhân giống hoa cúc bằng phương pháp nuôi cấy mô tại Bình Định” của tác giả Đỗ Văn Nguyên, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ Bình Định; đề tài “Nghiên cứu cải tiến kết cấu lưới, kỹ thuật khai thác và bảo quản sản phẩm cho nghề lưới vây ánh sáng nhằm nâng cao hiệu quả đánh bắt các đối tượng hải sản xuất khẩu” của tác giả Nguyễn Văn Mong, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đề tài “Mô hình sơ đồ giàn trải hệ thống lạnh công nghiệp hai cấp nén” của tác giả Phan Văn Thảo, Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn; đề tài “Điều trị chấn thương cột sống lưng-thắt lưng bằng phẫu thuật theo kỹ thuật COTREL-DUBOUSSET” của tác giả Phạm Tỵ, BVĐK Bình Định; đề tài “Nghiên cứu xử lý nước thải luộc gỗ đạt tiêu chuẩn môi trường cho các doanh nghiệp chế biến lâm sản tại Bình Định” của tác giả Lê Ngọc Tân, Trung tâm Phân tích và Kiểm nghiệm-Sở Khoa học Công nghệ Bình Định…

Có thể nói phong trào thi đua trong CNVC-LĐ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng nên đã thu hút đông đảo CNVC-LĐ tích cực hưởng ứng thực hiện bằng những việc làm rất cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực.

  • Nguyễn Phúc
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đột phá chẩn đoán, điều trị các bệnh mạch máu   (19/05/2010)
Thêm 2 người tắm biển bị cá cắn  (19/05/2010)
Hồ Chí Minh trong lòng người Bình Định  (18/05/2010)
Lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và trao tặng Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động  (18/05/2010)
Người là biểu tượng cho ý chí độc lập, tự do, hòa bình và tiến bộ  (18/05/2010)
Công nhân, viên chức, lao động làm theo gương Bác  (18/05/2010)
Tổng kết phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động  (18/05/2010)
Nhiều hoạt động mừng Sinh nhật Bác  (18/05/2010)
Được bổ nhiệm thêm 2 chức danh Phó giáo sư  (18/05/2010)
Một ngày xảy ra hai vụ cháy rừng   (18/05/2010)
Tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”   (17/05/2010)
Huy động nhiều nguồn lực giúp học sinh nghèo   (17/05/2010)
Cho con đi học tiếng Anh   (17/05/2010)
Đưa vào sử dụng kỹ thuật chụp, can thiệp động mạch vành và bít ống động mạch  (17/05/2010)
Hồi ức về chuyến tàu cuối  (16/05/2010)