Niềm vui được minh oan
19:39', 16/6/ 2010 (GMT+7)

Đã gần 12 giờ trưa, từ trong phòng làm việc bước ra đi về, tôi gặp một cụ già mắt bị mù, tay chống gậy, tay ôm một xấp giấy tờ đang ngồi nói chuyện với người bảo vệ. Nán lại xem nội dung câu chuyện của ông cụ thế nào mà tìm đến Trung tâm để nhờ trợ giúp. Thì ra, ông cụ nghe đài phát thanh biết được có tổ chức trợ giúp pháp lý (TGPL) và ông tìm đến với hy vọng mong manh giúp cho ông cụ làm chế độ thanh niên xung phong.

 

Trợ giúp pháp lý lưu động cho các đối tượng chính sách (ảnh minh họa). Ảnh: Ngọc Diên

 

Sở dĩ hy vọng mong manh theo như lời ông cụ là bởi vì ông đã đi đến nhiều nơi, nhiều cấp ở đâu cũng nhận được câu trả lời “Hãy đợi đã”. Xấp đơn trên tay ngày càng dày thêm, nhưng niềm tin của ông lại vơi dần. Ở cái tuổi “xưa nay hiếm” lại mù lòa, liệu ông cụ có còn đủ thời gian sống để “đấu tranh” cho mình (theo như lời ông cụ). Bởi vì, khi đến với TGPL ông đã nghe các cháu ở nhà ông nói rằng: Ai tin ông đi làm được chế độ thanh niên xung phong, khi trong tay không còn hồ sơ, giấy tờ gì cả! Nhưng ông cứ đến, dù gì nơi đấy cũng có thể thắp lên trong ông niềm hy vọng, mặc dù lúc đi ông cũng không mấy tin tưởng.

Năm mười bảy tuổi ông tham gia cách mạng. Năm 1954, cùng với nhiều người khác ông bước lên chuyến tàu cuối cùng ở Quy Nhơn tập kết ra miền Bắc. Được biên chế vào Thanh niên xung phong, đi làm tuyến đường sắt. Nhờ thành tích trong lao động, ông được cử đi học. Trong thời gian học tập và lao động, ông được tặng nhiều Giấy khen. Nhưng hiện tại chỉ còn giữ lại hai Giấy khen do Bộ Giao thông - Bưu điện tặng. Sau năm 1975 ông lại trở về quê hương sau bao nhiêu năm xa cách. Trong quá trình hai mươi mốt năm ở miền Bắc ông đã trải qua nhiều công việc, làm ở nhiều nơi… nhưng hiện nay ông không có một chế độ, chính sách gì cả, con cháu hiện giờ không có ai ở bên cạnh! Chốc chốc ông thở dài: “Chuyện đời tui là chuyện dài nhiều tập, không nói được”.

Tôn trọng tình cảm của ông, tôi không tìm hiểu chuyện gì khác, chỉ đi thẳng vấn đề vì sao ông phải gõ cửa khắp nơi để “minh oan” cho mình là có tham gia cách mạng? Nhiều người không tin ông có tham gia cách mạng, tham gia thanh niên xung phong. Vì trong tay ông chỉ có xấp đơn viết tay của ông, không còn một loại giấy tờ nào có dấu son cả. May thay, ông còn giữ lại được hai cái giấy khen. Ông chỉ yêu cầu giúp ông để cho mọi người xung quanh biết được ông là người có tham gia thanh niên xung phong. Ngoài ra ông không còn yêu cầu gì khác!

Ngày cầm quyết định trên tay về chế độ trợ cấp một lần cho người tham gia thanh niên xung phong, ông đã khóc! Ông khóc vì mừng vui, khóc cho sự liên tưởng một thời trai trẻ, với sức vóc vạm vỡ của một chàng trai thanh niên xung phong và cũng để “minh oan” cho mình với mọi người…

  • Huỳnh Văn Chưa

(Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Bình Định)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Xây dựng lực lượng vững mạnh toàn diện  (16/06/2010)
Tổ chức du lịch cho công nhân  (16/06/2010)
Tạo cơ hội cho người khuyết tật tìm việc làm  (16/06/2010)
Tăng cường công tác bảo vệ bí mật nhà nước  (16/06/2010)
Có một World Cup “bình dân”…  (15/06/2010)
Những nẻo đường giao báo  (15/06/2010)
Gần 250 công nhân bỏ việc vì một số quyền lợi bị cắt giảm  (15/06/2010)
Có 1.276 TS dự thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn  (15/06/2010)
Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Y tế tỉnh  (15/06/2010)
Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu và ủng hộ  (15/06/2010)
Luyện thi ở trung tâm  (15/06/2010)
Nhìn thực chất để nâng cao chất lượng   (15/06/2010)
Dốc sức vì con   (15/06/2010)
Đôi điều ghi nhận  (15/06/2010)
Tăng thêm 30 giường bệnh để điều trị bệnh nhân   (14/06/2010)