Một số suy nghĩ về dân chủ trong Đảng
20:20', 25/6/ 2010 (GMT+7)

Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến nay, trải qua gần 80 năm xây dựng trưởng thành. Để tồn tại và phát triển, Đảng luôn lấy nguyên tắc dân chủ, phê bình và tự phê bình làm vũ khí sắc bén cho quá trình đấu tranh, xây dựng. Điều lệ của Đảng ghi rõ: “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh và Điều lệ Đảng, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

 

Trung tâm bồi dưỡng chính trị TP Quy Nhơn bế giảng lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng. Ảnh: T.L

 

Trong giai đoạn hiện nay, cả nước đang tiến hành sự nghiệp CNH-HĐH đưa đất nước hội nhập và phát triển cùng với nền kinh tế thế giới, việc phát huy dân chủ, đấu tranh phê bình và tự phê bình trong Đảng lại phải càng đặt lên vị trí hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng.

Cần nhận thức rằng dân chủ và phát huy dân chủ vừa là mục đích, đồng thời là động lực của cách mạng. Dân chủ được hiểu đó là phát huy động lực, trí tuệ, sáng tạo và sức mạnh của mọi người và còn được hiểu theo chiều hướng: dân là chủ, là chủ thể của mọi lĩnh vực. Trong chế độ dân chủ, nhân dân được quyền làm chủ, song đồng thời cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện vai trò của người làm chủ. Song muốn làm chủ được tốt, phải có năng lực làm chủ.

Muốn có dân chủ phải có cơ chế thực hành rộng rãi. Muốn dân chủ thực sự với nhân dân, thì trong nội bộ Đảng dân chủ phải được đặt lên hàng đầu. Nếu mất dân chủ, ngay trong Đảng sẽ mất thứ của cải quý giá nhất để tồn tại, đó là trí tuệ, tính sáng tạo, là sức mạnh tập thể, mất tình đồng chí của những người ưu tú cùng lý tưởng và đi đến mất đoàn kết. Nhưng ở đây cũng phải hiểu rằng, dân chủ phải đi đôi với tập trung, không thực hiện dân chủ hình thức, không dân chủ “quá trớn” và phải thực hiện cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số.

Trên thực tế có những trường hợp cơ sở không thấu đáo, không hiểu, hoặc cố tình không hiểu để giải quyết những nguyện vọng chính đáng của người dân, những sự việc nếu cơ sở xem xét kỹ lưỡng, giải quyết thấu đáo có tình và có lý, thì không xảy ra những tình trạng khiếu kiện tràn lan, vượt cấp, dai dẳng từ huyện lên tỉnh và tới Trung ương. Do đó dân chủ càng cao, thực hiện một cách triệt để, thì tập trung càng mạnh; nếu trên nói dưới không nghe hay không thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước, hoặc giả có thực hiện, nhưng thực hiện qua loa, làm cho có, không đến nơi, đến chốn; hay trên chỉ đạo một đằng, dưới làm một nẻo, tìm đặc điểm, hoặc khó khăn đặc thù để chấp hành không triệt để, nghiêm túc nghị quyết, chỉ thị của trên; tệ hại hơn là có những đối tượng cấp dưới, cấp chấp hành thực hiện lợi dụng vào những yếu tố khó khăn đặc thù của địa phương, của đơn vị để ngụy biện, vun vén cho cá nhân, dẫn đến vi phạm mất dân chủ, gây mất lòng tin trong nhân dân.

Trong tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII của tỉnh Bình Định, thấy có hơn 90% cán bộ lãnh đạo, quản lý được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhưng thực tế cho thấy một số địa phương, đơn vị vẫn còn khó khăn, tồn tại, yếu kém; vẫn còn những “điểm nóng”, tình trạng mất dân chủ; điều này đặt ra vấn đề về thực chất công tác đánh giá đội ngũ cán bộ.

Báo cáo của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa X vạch rõ một số hạn chế: “Nhận thức và thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ không đầy đủ, không rõ trách nhiệm cá nhân; tự phê bình và phê bình trong nhiều cấp ủy, tổ chức Đảng còn xuê xoa, hình thức hoặc bị lợi dụng để “ca tụng nhau” hay hãm hại nhau. Mặt khác, sự tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường cùng với chủ nghĩa cá nhân ở một số bộ phận cán bộ dẫn đến nạn “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”… tinh vi hơn, xảo quyệt hơn và nguy hiểm hơn. Tâm lý của những “phần tử” đó chỉ có “thăng quan, tiến chức” mới là cấp tiến, mới là tiến bộ, mới là “con người của thời đại”, hoặc chức quyền đi liền với bổng lộc…”. Những hạn chế đó đã, đang và sẽ làm suy yếu sức mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình cần gắn liền với nhau, tạo nên sức mạnh của mỗi tổ chức, sức mạnh chung của toàn Đảng. Về vấn đề này Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi rõ: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”…         

  • T.V.X
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Giảm 50% giá vé cho thí sinh thi ĐH, CĐ   (25/06/2010)
Tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng   (25/06/2010)
Đề xuất nghiên cứu “cá mập cắn người”  (25/06/2010)
Một “nghịch lý” cần tháo gỡ!  (25/06/2010)
Đến năm 2014 sẽ thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân  (24/06/2010)
Đã có 1.485 phòng trọ giá rẻ và 29 chỗ trọ miễn phí cho TS  (24/06/2010)
Đội hiến máu tình nguyện hiến máu cứu 2 cháu nhỏ  (24/06/2010)
Trên 670 triệu đồng hỗ trợ các địa phương, đơn vị đẩy nhanh XKLĐ  (24/06/2010)
Đoàn đại biểu QH tỉnh tiếp xúc với MTTQVN tỉnh và tổ chức thành viên  (24/06/2010)
Khó nhất là... bác sĩ!   (23/06/2010)
Người nhiễm HIV ngày càng “trẻ hóa”   (23/06/2010)
Đảm bảo quyền lợi người lao động   (24/06/2010)
Bố trí 63 điểm thi tại Quy Nhơn, An Nhơn, Tuy Phước   (23/06/2010)
12.768 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập   (23/06/2010)
Đại biểu Quốc hội tiếp tục tiếp xúc cử tri các địa phương   (23/06/2010)