Thấp thỏm ở các “khu tập thể”
22:42', 29/6/ 2010 (GMT+7)

Cầu thang rệu rã, tối om; dây điện, ống nước nhì nhằng; tường, trần vôi vữa cũ kỹ giăng đầy mạng nhện; chuột ngang nhiên đi lại… là những gì thường thấy ở những ngôi nhà vẫn được gọi là “khu  tập thể” tồn tại từ vài mươi năm ở TP Quy Nhơn.

 

Khu chung cư Liên Cơ (08- Trần Bình Trọng).

 

* Lo sập nhà

Ở TP Quy Nhơn hiện có một khu chung cư Liên Cơ (số 8- Trần Bình Trọng) và khoảng 200 hộ dân ở trong 41 ngôi nhà thuộc diện nhà nước quản lý. Họ chủ yếu là cán bộ hưu trí, công chức nhà nước, và những người thu nhập thấp. Theo ông Trần Quốc Cường, Trưởng phòng Quản lý quy hoạch – kiến trúc Sở Xây dựng, người dân sống ở đây luôn có nguy cơ bệnh tật và nguy hiểm vì điều kiện sống không đảm bảo như ánh sáng, không khí, cây xanh…

Giữa trưa, ngoài trời nắng chói chang nhưng anh Châu ở khu nhà 197 Tăng Bạt Hổ vẫn phải bật hai bóng điện dài mới đủ ánh sáng. Trong ngột ngạt và ẩm mốc, thỉnh thoảng lại thấy vài chú chuột cống đi lại kiếm ăn như đã rất quen với chủ. Căn phòng rộng khoảng 12m2 chỉ có một cửa chính lưu thông với chiếc cầu thang tối om. Anh Châu làm việc chủ yếu trên máy tính, suốt ngày ở trong ngôi nhà thiếu ánh sáng tự nhiên nên nước da xanh tái.

Ngôi nhà này, hiện có 14 hộ cư trú, căn hộ rộng nhất khoảng 15m2, xung quanh là bốn bức tường kín mít, cả tầng chỉ có một công trình vệ sinh nên lúc nào cũng quá tải và hôi hám. Không chịu nổi sự nóng bức, nhiều hộ phải đục mê trần nhà làm ống thông gió. Tuy nhiên sợ nhất vẫn là khối bê tông trên trần nhà nứt nẻ lúc nào cũng chực rơi xuống. Anh Châu kể, có lần cháu anh đang nằm ngủ thì bị một miếng bê tông rớt xuống cạnh người, suýt nữa là bị thương tích. Để chống lại sự xuống cấp đó, nhiều hôï tự mua vật liệu về sửa chữa, mua ống nước lắp vào, mua dây điện, bạt nhựa giăng lên trần nhà… Điều đó càng làm cho ngôi nhà chằng chịt, rối rắm khiến ai thấy cũng ái ngại nghĩ đến việc hỏa hoạn. Mà nếu điều đó xảy ra, cả khu nhà chỉ có một cầu thang hẹp, cửa lại đóng mịt mùng rất khó thoát thân.

Với 4 hộ dân ở số nhà 319-323 đường Trần Hưng Đạo thì không biết nhà sẽ sập lúc nào. Vật liệu xây nhà là vôi, sàn nhà là gỗ mục nát, xập xệ; ngôi nhà lại án ngữ ngay mặt tiền đường phố. Mỗi bước đi mạnh là cả nhà rung chuyển, mỗi lần mưa bão đến, người ở trong ngôi nhà lại thấp thỏm bởi những âm thanh rít qua sàn gỗ. Còn khu nhà số 697 đường Trần Hưng Đạo có 6 hộ tá túc thì lúc nào cũng tối mịt và nặng mùi bởi rác thải. Căn hộ của bà Nguyễn Thị Thu Cúc (69 tuổi) trong khu nhà này chỉ rộng 12m2 không có cửa sổ. Diện tích chỉ chừng ấy nhưng phải chứa bàn ghế, tủ kê đồ, giường ngủ... phục vụ cho 5 nhân khẩu của ba thế hệ.

 

6 hộ dân chen chúc trong một căn hộ cũ nát ở ngôi nhà hẻm số 697 đường Trần Hưng Đạo.

 

* Loay hoay tìm giải pháp

Theo Đề án bán nhà của UBND tỉnh, thì hầu hết những căn nhà trên đều không được mua bán. Ông Hùng cho biết: “Có nhiều lý do khiến loại nhà ở này không được mua bán song chủ yếu vẫn là lý do nhà không đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho nhu cầu cuộc sống tối thiểu”. Theo quy định nhà ở, mỗi căn hộ không được nhỏ hơn 45m2, ít nhất một mặt trực tiếp lưu thông với ánh sáng tự nhiên, có công trình phụ (bếp, nhà vệ sinh). Các khu nhà nói trên hầu hết không đảm bảo quy định tối thiểu, lại không có ban quản lý nên rất lộn xộn.

Ngoài một số căn nhà người dân đã được sở hữu, họ tự cải tạo lại để ở, những khu nhà nói trên chỉ được sửa chắp vá, tạm bợ. Họ không được quyền sửa chữa lớn làm thay đổi kết cấu, hoặc không dám bỏ tiền ra quá nhiều để sửa chữa. Khi bản thân họ có điều kiện tìm nơi ở khác tốt hơn thì lại có một người thu nhập thấp khác thế chỗ bằng cách “sang tay”. Người có thu nhập thấp và có nhu cầu chỗ ở thì không bao giờ thiếu, nên dù nhà có xuống cấp trầm trọng đến đâu thì họ vẫn phải buộc bụng bước vào.

  • Trường Đăng
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tư vấn theo yêu cầu của thí sinh ngay trên xe  (29/06/2010)
Nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật  (29/06/2010)
Từ 1.7 tiến hành giải tỏa, thu dọn, xử lý việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản dọc bờ biển Quy Nhơn  (29/06/2010)
Hội nghị trực tuyến triển khai các Quy chế về động đất và sóng thần  (29/06/2010)
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Nhà lãnh đạo cách mạng kiên cường, sáng tạo  (29/06/2010)
Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng Ba cho bác sĩ Trang Xuân Chi  (29/06/2010)
Giảm giá 40 – 50% tiền vé cho thí sinh   (28/06/2010)
Chỉ 22% công nhân lao động được đóng BHYT   (28/06/2010)
Số ca mắc sốt rét tăng 55,91%   (28/06/2010)
Đã “nóng” với trường chuyên   (28/06/2010)
889 sinh viên đại học, cao đẳng tốt nghiệp   (29/06/2010)
Cô hiệu phó năng động   (28/06/2010)
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Nhà lãnh đạo cách mạng kiên cường, sáng tạo  (28/06/2010)
Một lực lượng “hậu bị” đúng nghĩa  (27/06/2010)
Kết nạp Đảng 4 học sinh  (27/06/2010)