Bắt đầu từ năm học mới 2010-2011, học phí ở các trường công lập gồm: mầm non, THCS và THPT (gồm cả trường chuyên), dạy nghề học sinh phổ thông sẽ bắt đầu tăng theo mức mới đã được HĐND tỉnh thông qua vào cuối tháng 7.2010…
* Học phí công lập tăng thêm 40 - 60%
Việc tăng học phí đối với giáo dục đại trà là thực hiện theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị định số 49/2010-NĐ-CP Quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 (gọi tắt là NĐ 49).
|
Lên bậc THCS năm học 2010-2011, học sinh sẽ phải đóng học phí từ 15-50.000 đ/tháng/HS tùy theo khu vực. Ảnh: T.Hà |
Ở tỉnh ta, mức học phí sẽ tăng từ 40 - 60% so với mức học phí đang được áp dụng từ năm 2004 đến nay, tương ứng với số tiền sẽ tăng thêm là từ 5.000-50.000 đồng/tháng. Ngoài các đối tượng được miễn, giảm học phí theo quy định của Chính phủ, học sinh là con của bệnh nhân phong Quy Hòa đang hưởng trợ cấp xã hội sẽ được miễn thu học phí.
Cũng theo tinh thần của NĐ 49, từ năm học 2011-2012 trở đi, học phí sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch - Đầu tư thông báo. Căn cứ vào khung học phí tại NĐ 49, HĐND tỉnh sẽ quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Trong đợt điều chỉnh mức thu học phí lần này tại tỉnh ta thì khu vực đồng bằng; miền núi, bán đảo và đảo chịu mức điều chỉnh cao nhất. Cụ thể, khu vực nông thôn tăng từ 40 - 55,5% so với mức học phí đang được thực hiện. Tương tự, ở miền núi tăng từ 53 - 60%. Trong khi đó mức tăng ở khu vực thành thị chỉ từ 40-41%.
Tại kỳ họp HĐND tỉnh vừa qua, khi các đại biểu chất vấn về vấn đề học phí ở khu vực đồng bằng cao hơn thành thị, miền núi cao hơn đồng bằng, thì đại diện Sở GD-ĐT giải trình rằng, tỉ lệ tăng học phí ở miền núi tuy cao, nhưng thực chất mức tăng cao nhất chỉ là 10.000đồng/tháng so với mức học phí cũ. So với khung học phí do Chính phủ quy định theo NĐ 49 thì mức tăng ở tỉnh ta khoảng từ 25 - 62%.
* Khó hơn cho các trường “khó thu” và người có thu nhập thấp
Tuy nhiên, đối với những trường miền núi thì dẫu học phí chỉ tăng thêm 10.000 đồng/tháng cũng là một “vấn đề”. Ông Nguyễn Bá Lập, Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh băn khoăn: “Với mức học phí chỉ 15.000 đồng/HS/ tháng, thu mỗi học kỳ một lần, chúng tôi đã thấy trầy trật lắm rồi. Cho đến giờ tôi vẫn chưa nhận được thông báo về tăng học phí trong năm học mới, nhưng nếu học phí tăng lên 25.000 đồng/tháng thì chắc chắn sẽ khó thu hơn. Ở các gia đình miền núi, đặc biệt là những gia đình khó khăn, dù tăng chỉ 10.000 đồng/tháng cũng là một vấn đề”.
Không chỉ ở miền núi, mà ngay ở những trường ở khu vực đồng bằng, thành thị nhưng thuộc diện khó khăn, hoặc người dân không “mặn mà” việc học của con thì việc tăng học phí cũng ảnh hưởng không ít đến các trường và tâm lý của người dân. Bà Ngô Lệ Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ (TP. Quy Nhơn) nhận xét: “Năm học này, nếu học phí tăng lên 50.000 đồng/tháng/HS thì chắc chắn trường sẽ bị thất thu nhiều và tỉ lệ học sinh bỏ học chắc chắn sẽ cao hơn con số gần 2% như hiện nay”.
Trường THCS Nguyễn Huệ có đến gần 50% học sinh là con em của người dân thuộc khu tạm cư xóm Tiêu. Thu nhập dựa vào nghề biển không ổn định, cộng thêm với trình độ dân trí thấp nên phần đông người dân ở đây đều không “thiết tha” lắm với việc học của con. Thế nên chỉ với mức học phí cũ là 20.000 đồng/HS/tháng thì năm nào Trường đã cũng “thất thu” khoảng hơn 20%. “Thậm chí giáo viên đến tận nhà để thu học phí cũng còn rất khó. Nhiều phụ huynh nói rằng thà để con họ nghỉ học đi kiếm tiền còn hơn. Tuy cùng ở trong thành phố nhưng không phải đời sống, trình độ của người dân của các khu vực đều như nhau. Nếu không xem xét đến hoàn cảnh cụ thể ở từng địa phương mà đổ đồng mức học phí thì e rằng sẽ rất khó cho những trường đứng chân ở các khu vực mà đời sống người dân còn khó khăn, trình độ dân trí chưa cao…” - bà Hoa nói.
Chị Lê Thị An, có hai con đang học lớp 7 và lớp 9 ở Trường THCS Nguyễn Huệ, Quy Nhơn than thở: “Năm ngoái, đóng học phí cho cả 2 đứa chỉ có 40.000 đồng/tháng, mà tôi đã thấy cực lắm rồi. Năm nay, học phí tăng lên 50.000 đồng/HS, hai đứa tổng cộng là một trăm ngàn; chưa kể đến các khoản chi phí khác như học thêm, sách vở, quần áo… phải mất gần triệu bạc một tháng. Trong khi vợ chồng tôi là công nhân, tổng thu nhập của cả hai chỉ khoảng hơn 4 triệu đồng/tháng”.
Mức thu học phí theo quy định mới:
TT |
Cơ sở giáo dục |
Đơn vị tính |
Chia theo khu vực |
Thành phố |
Đồng bằng |
Miền núi, bán đảo và đảo |
Mức học phí đang thực hiện (từ năm 2004) |
Mức học phí điều chỉnh từ năm 2010 |
Mức học phí đang thực hiện (từ năm 2004) |
Mức học phí điều chỉnh từ năm 2010 |
Mức học phí đang thực hiện (từ năm 2004) |
Mức học phí điều chỉnh từ năm 2010 |
1 |
Mầm non |
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhà trẻ |
Đồng/HS/tháng |
30.000 |
75.000 |
12.000 |
30.000 |
9.000 |
15.000 |
|
Mẫu giáo |
Đồng/HS/tháng |
30.000 |
60.000 |
12.000 |
25.000 |
9.000 |
15.000 |
2 |
THCS |
Đồng/HS/tháng |
20.000 |
50.000 |
10.000 |
25.000 |
8.000 |
15.000 |
3 |
THPT |
Đồng/HS/tháng |
35.000 |
85.000 |
25.000 |
45.000 |
15.000 |
25.000 |
4 |
Dạy nghề HS phổ thông |
|
|
|
|
|
|
|
|
THCS |
Đồng/HS/tháng |
12.000 |
20.000 |
8.000 |
15.000 |
5.000 |
10.000 |
|
THPT |
Đồng/HS/tháng |
15.000 |
30.000 |
10.000 |
20.000 |
8.000 |
15.000 |
- Khu vực thành phố bao gồm các phường thuộc TP Quy Nhơn, trừ các xã đảo, bán đảo và xã Phước Mỹ.
- Khu vực đồng bằng gồm các xã, thị trấn thuộc huyện Tuy Phước, Tây Sơn, An Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn (trừ các thôn, xã miền núi theo quy định hiện hành của Nhà nước).
- Khu vực miền núi, các xã đảo, bán đảo gồm các xã, thị trấn thuộc 3 huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh; các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Phước Mỹ thuộc TP Quy Nhơn và các thôn, xã miền núi theo quy định hiện hành của Nhà nước. | |