KỶ NIỆM 65 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19.8.1945 - 19.8.2009):
Bài 2: Cách mạng Tháng Tám - bài học lớn về nắm bắt thời cơ
16:53', 18/8/ 2010 (GMT+7)

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo thành công cuộc Tổng khởi nghĩa “long trời, lở đất” ngày 19.8.1945 một cách nhanh gọn, ít tổn thất nhất, nhưng thành quả đạt được vô cùng to lớn. Cho đến nay, sau 65 năm nhìn lại, bài học về lựa chọn thời cơ của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị...

 

Ngày 19.8.1945, hơn 10 vạn quần chúng thủ đô Hà Nội đã tham gia mít tinh mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ảnh: T.L

 

Thời cơ là tình thế xuất hiện trong thời điểm nhất định có lợi nhất cho việc chủ động phát huy mọi sức mạnh để giành thắng lợi. Ngày Tổng khởi nghĩa 19.8.1945 làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám kỳ diệu, chính là do chúng ta đã kịp thời chớp lấy thời cơ và giành thắng lợi trọn vẹn...

Tháng 10.1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Trung Quốc về Cao Bằng. Người quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa của các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn vì thời cơ chưa đến, kẻ thù vẫn còn mạnh. Đến ngày 12.3.1945, Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa chỉ đạo hành động, chuẩn bị mọi lực lượng để đón thời cơ khởi nghĩa một cách chủ động đã được Đảng ta sớm đề ra, phù hợp với tình hình lúc đó. Ngày 14.8.1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) nhận định thời cơ đã đến, quyết định Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Trước đó, trong đêm 13.8.1945, khi Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Lúc này, thời cơ thắng lợi đã tới, dù phải hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập.

Ngày 16 và 17.8.1945, Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thành lập Ủy ban Dân tộc Giải phóng do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Trong thư kêu gọi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Người cũng khẳng định: “Chúng ta không thể chậm trễ”.

Ngày 19.8.1945, Tổng khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. Chỉ trong vòng 15 ngày, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.

 

Đồng chí Võ Nguyên Giáp duyệt các đơn vị vũ trang vừa ở chiến khu về tham gia giành chính quyền ở thủ đô. Ảnh: T.L

 

Những dấu mốc lịch sử của cuộc cách mạng vĩ đại Tháng 8.1945 đã chứng tỏ nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc. Thể hiện cụ thể việc này là trong chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3 năm 1945 “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc phát đi lúc 23h30 ngày 13.8.1945 hiệu triệu toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Chọn thời điểm 13 tháng 8 để phát động Tổng khởi nghĩa là vô cùng sáng suốt, bởi vào thời điểm đó, cách mạng đã lên tới cao trào, lực lượng cách mạng đã lôi kéo được những tầng lớp trung gian, lừng chừng. Có thể thấy, bằng tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã tận dụng triệt để những thuận lợi cơ bản: Phát xít Nhật hoang mang; Chính phủ Trần Trọng Kim yếu thế; quân Đồng minh chưa vào nước ta; quân Pháp có tham vọng quay trở lại Việt Nam song chưa có lực lượng... Thời cơ khởi nghĩa ngàn năm có một đã được chọn một cách chính xác trong khoảng 15 ngày trước khi quân Tưởng và quân Anh đổ bộ vào Đông Dương. Nếu phát động Tổng khởi nghĩa sớm hơn, nhân dân ta sẽ tổn hại nhiều xương máu. Nếu phát động Tổng khởi nghĩa muộn hơn, khi quân Đồng minh đã vào Đông Dương thì Cách mạng Việt Nam sẽ mất đi thế chủ động của mình và sẽ gặp nhiều khó khăn khác. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám đã được nhân lên gấp bội, đã tiến hành Tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn...

Những bài học lịch sử về Cách mạng Tháng Tám còn rất nhiều nhưng 3 bài học về nắm bắt thời cơ, tập hợp lực lượng và xây dựng niềm tin vừa nêu vẫn là những bài học nóng hổi, mang tính thời sự trong công cuộc phát triển đất nước hôm nay. Chúng ta đã ra khỏi chiến tranh, ra khỏi sự kiệt quệ kinh tế và đang trở thành một trong những quốc gia phát triển nhanh trên thế giới. Một nước có diện tích và dân số thuộc vào những nước nhóm đầu, tiềm năng rất lớn chưa được khai thác như nước ta là một thực thể không thể bỏ qua, không thể không xây dựng mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Một đất nước ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng ngày càng được củng cố... tạo ra nhiều lợi thế đối nội và đối ngoại. Đó là cơ sở xuất hiện những thời cơ để vươn lên dân giàu nước mạnh.

  • L.C.N.T
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bài 1: Cách mạng Tháng Tám - ý nghĩa lịch sử và hiện thực  (18/08/2010)
11 xã, thị trấn triển khai BHYT toàn dân  (17/08/2010)
“Hành trình nhân ái Sài Gòn- Hà Nội” đến Bình Định  (17/08/2010)
Xúc tiến dự án Trung tâm quốc tế gặp gỡ khoa học đa ngành  (17/08/2010)
300 sinh viên hệ cao đẳng nghề đầu tiên tốt nghiệp  (17/08/2010)
Tập trung phát triển kinh tế trang trại, vườn rừng  (17/08/2010)
Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân  (17/08/2010)
Mô hình hay ở chi bộ thôn 3  (17/08/2010)
Gắn phong trào thi đua với thực hiện nhiệm vụ chính trị  (17/08/2010)
Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Vân Canh lần thứ XVII  (17/08/2010)
Phát huy lợi thế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững  (17/08/2010)
Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hoài Nhơn lần thứ XVIII  (17/08/2010)
Năng động, sáng tạo, đổi mới, phát triển   (16/08/2010)
Nhìn từ thực tiễn   (16/08/2010)
Hiện dần vóc dáng thị xã bên dòng sông Lại   (16/08/2010)