Bệnh sán lá gan lớn đã giảm
22:20', 18/8/ 2010 (GMT+7)

Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng (SR-KST-CT) Quy Nhơn, tình hình bệnh sán lá gan lớn (SLGL) ở Bình Định và khu vực miền Trung - Tây Nguyên có vẻ lắng dịu trong các tháng đầu năm 2010. Tuy nhiên, sự “yên ả” này không mang tính bền vững và có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào, nhất là ở các tỉnh có tỉ lệ nhiễm bệnh cao như Bình Định.

Kết quả khảo sát và thu thập các mẫu sán từ gan động vật ăn cỏ (trâu, bò) tại một số lò mổ ở Bình Định giữa tháng 8.2010, của Viện SR-KST-CT Quy Nhơn, Viện Công nghệ sinh học và Viện Lâm sàng nhiệt đới Leopold (Vương quốc Bỉ) cho thấy, tỉ lệ bệnh nhân nhiễm SLGL ở người vẫn phổ biến và phù hợp với tỉ lệ nhiễm sán (khoảng 60%) qua các mẫu SLGL thu thập từ động vật ăn cỏ.

Từ đầu năm 2010 đến nay, diễn biến tình hình bệnh SLGL chưa có gì đặc biệt. Dù “không ồn ào” như trước đây, nhưng nếu nhìn vào thực trạng nhiễm bệnh và bản chất vấn đề thì vẫn còn nhiều điều “quan ngại” khi số ca nhiễm bệnh trong 7 tháng đầu năm 2010 của khu vực (gần 2.000 ca) vẫn tập trung chủ yếu ở 7 tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa và Gia Lai.

Cũng tương tự như các năm trước, số ca bệnh SLGL phát hiện ở khu vực chiếm khoảng 92% so với cả nước. Tuy nhiên, số ca đã phát hiện quay lại tái khám rất cao, chưa rõ là do tái phát hay tái nhiễm. So sánh diễn biến tình hình bệnh SLGL từ thời điểm bùng phát năm 1996 đến nay, số ca bệnh mắc mới được phát hiện tăng, giảm thất thường và phụ thuộc nhiều vào nguồn thuốc điều trị đặc hiệu. Đồng thời cũng cho thấy biện pháp duy nhất can thiệp bệnh SLGL vẫn là khâu phát hiện, chẩn đoán, điều trị ca bệnh tại các cơ sở y tế mà chưa có giải pháp khả thi để can thiệp tại cộng đồng và hạn chế môi trường nhiễm bệnh.

Tiến sĩ Triệu Nguyên Trung, Viện trưởng Viện SR-KST-CT Quy Nhơn, cho biết: Viện đang xúc tiến để có được dự án đầu tư quốc tế về phòng chống SLGL do Vương quốc Bỉ tài trợ. Theo những thông tin làm việc với phía đối tác, vấn đề được dự án đặc biệt quan tâm là tại sao bệnh chỉ tập trung cao ở 7 tỉnh nói trên, trong đó Bình Định, Quảng Ngãi có thể được coi là “trung tâm của ổ bệnh SLGL”, sự “thích nghi” của SLGL ở người, nghiên cứu các yếu tố dịch tễ học, phối hợp giữa ngành y tế và ngành thú y hạn chế nguồn nhiễm bệnh từ động vật ăn cỏ gắn liền với cải thiện môi trường nhiễm bệnh cùng các biện pháp phòng chống bệnh bền vững.       

  • Bảo Nguyên
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Trao học bổng cho học sinh nghèo   (18/08/2010)
Mở thêm 2 lớp dạy trẻ khuyết tật   (18/08/2010)
Nhân sự mới   (18/08/2010)
Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh lần thứ XII   (18/08/2010)
Phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn   (18/08/2010)
Bài 2: Cách mạng Tháng Tám - bài học lớn về nắm bắt thời cơ  (18/08/2010)
Bài 1: Cách mạng Tháng Tám - ý nghĩa lịch sử và hiện thực  (18/08/2010)
11 xã, thị trấn triển khai BHYT toàn dân  (17/08/2010)
“Hành trình nhân ái Sài Gòn- Hà Nội” đến Bình Định  (17/08/2010)
Xúc tiến dự án Trung tâm quốc tế gặp gỡ khoa học đa ngành  (17/08/2010)
300 sinh viên hệ cao đẳng nghề đầu tiên tốt nghiệp  (17/08/2010)
Tập trung phát triển kinh tế trang trại, vườn rừng  (17/08/2010)
Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân  (17/08/2010)
Mô hình hay ở chi bộ thôn 3  (17/08/2010)
Gắn phong trào thi đua với thực hiện nhiệm vụ chính trị  (17/08/2010)