Sáng tạo vì đàn em thân yêu
22:35', 26/8/ 2010 (GMT+7)

Là một giáo viên vừa giảng dạy, vừa đảm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp, 17 năm đứng lớp là cũng ngần ấy năm cô giáo Nguyễn Thị Thảo (Trường tiểu học Mỹ Quang, Phù Mỹ) gần gũi, gắn bó, dạy dỗ nhiều thế hệ học sinh. Điều làm cô suy nghĩ nhiều nhất là trong số học trò của mình có những em bị khuyết tật, hoặc về thể chất, hoặc về tâm thần. Vì khuyết tật nên các em hay mặc cảm, tự ti, ít giao lưu, tiếp xúc với bạn, việc học của các em vì thế cũng khó khăn hơn bạn đồng trang lứa rất nhiều. Điều đó làm cô Thảo băn khoăn: “Việc giúp các em hòa nhập được với bạn bè, thực hiện các kỹ năng sống cần thiết, tiếp thu các kiến thức phổ thông cơ bản nhất là một điều hết sức khó khăn đối với những giáo viên như chúng tôi. Song, nếu không quan tâm, dạy dỗ thì các em sẽ thiệt thòi biết nhường nào. Nhưng làm thế nào để giáo dục trẻ khuyết tật tốt hơn?”.

 

Cô giáo Nguyễn Thị Thảo trong giờ lên lớp. Ảnh: Xuân Lộc

 

Lòng yêu thương và nỗi trăn trở ấy đã trở thành động lực để cô giáo Nguyễn Thị Thảo bắt tay vào nghiên cứu đề tài: “Giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập”. Cô Thảo kể: “Thời gian đầu thực hiện, tôi cũng nản lòng lắm, bởi mình đã bỏ biết bao nhiêu công sức, tâm huyết nghiên cứu rồi áp dụng mà các em chẳng tiến bộ được là bao. Cứ sau mỗi buổi dạy về lòng tôi lại trĩu nặng bao điều, không biết là mình nên tiếp tục hay dừng lại? Thế rồi, nghĩ đến thiệt thòi mất mát của các em, sự tin tưởng, hy vọng của phụ huynh và các em, sự động viên của Ban giám hiệu nhà trường, tôi biết mình không thể dừng lại”.

Và rồi sự bền bỉ, kiên trì, nhiệt tình của cô Thảo đã được đền đáp. Đề tài “Giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập” mà cô Thảo vừa nghiên cứu vừa tiến hành thực hiện đã đem lại kết quả tốt. 4 năm học qua, cô Thảo đã dạy 4 học sinh khuyết tật học hòa nhập đều đạt kết quả tốt về học tập cũng như rèn luyện sức khỏe và kỹ năng sống. Với thành tích này, năm học 2009-2010, cô Thảo đã được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen vì có thành tích nổi bật trong giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập.

Song song với việc giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập, cô giáo Nguyễn Thị Thảo cũng không ngừng nỗ lực, phấn đấu tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt, đáp ứng nhiệm vụ được giao. Cô đã đạt được nhiều danh hiệu như: Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở…, có 2 sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp huyện và cấp quốc gia… Từ năm 2005 đến nay, cô giáo Nguyễn Thị Thảo đã được nhận nhiều bằng khen của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, UBND huyện, Phòng GD-ĐT huyện, LĐLĐ huyện Phù Mỹ.

  • Việt Hoàng
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Sản xuất hiệu quả nhờ phát huy sáng tạo  (26/08/2010)
Phong trào thi đua yêu nước ngày càng lan tỏa, nhân rộng  (26/08/2010)
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Tùng làm việc với xã Canh Liên  (26/08/2010)
Khai mạc Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Bình Định lần thứ V  (26/08/2010)
Đầu tư gần 11 tỉ đồng xây dựng trường học  (26/08/2010)
Chủ động di dời 2.850 hộ dân vùng có nguy cơ thiên tai  (26/08/2010)
LLVT Bình Định thăm và làm việc với LLVT tỉnh Chămpasăk  (26/08/2010)
Nghề nức thúng   (25/08/2010)
Người bác sĩ tận tụy với công việc   (25/08/2010)
Đào tạo nghề theo đơn đặt hàng  (25/08/2010)
Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết   (25/08/2010)
Kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập LLVT   (25/08/2010)
Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết   (25/08/2010)
NHÂN SỰ MỚI   (25/08/2010)
Tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp- dịch vụ làm đòn bẩy tăng trưởng   (25/08/2010)