TRUNG TÂM DẠY NGHỀ TÂY SƠN :
Nỗ lực đào tạo nghề cho lao động nông thôn
19:50', 1/9/ 2010 (GMT+7)

Tuy mới thành lập 2 năm, nhưng Trung tâm dạy nghề huyện Tây Sơn đã biết khai thác và phát huy tiềm năng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, gắn dạy nghề với giải quyết việc làm, góp phần nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ lao động nông thôn.

Trung tâm Dạy nghề Tây Sơn được thành lập vào cuối năm 2008. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và nỗ lực thực hiện đạt hiệu quả nhiệm vụ được giao. Trong 2 năm qua, Trung tâm đã tổ chức đào tạo được 12 nghề, gồm: may công nghiệp, chăn nuôi- thú y, trồng trọt, điện dân dụng-điện công nghiệp, điện tử, kỹ thuật cơ khí - gò hàn, sửa chữa xe máy và nông cơ, mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ; tin học ứng dụng, thu hút hàng ngàn người tham gia học nghề.

Nhờ làm tốt công tác tuyển sinh và chú trọng đầu tư trang thiết bị dạy nghề nên hàng năm, số lượng lao động đến học nghề tại Trung tâm luôn đạt chỉ tiêu tỉnh giao. Năm 2008, Trung tâm đào tạo nghề cho 250 học viên, đạt 169% chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Năm 2009, Trung tâm đào tạo được 637 học viên, đạt 118,3% chỉ tiêu kế hoạch giao. Năm 2010, trung tâm được tỉnh giao chỉ tiêu đào tạo 1.300 học viên, đến nay đã đào tạo được 1.150 học viên, đạt 88,5% .

Để nâng cao chất lượng đào tạo, Trung tâm đã xây dựng 9 chương trình và biên soạn 7 giáo trình đào tạo sơ cấp nghề với phương pháp “cầm tay chỉ việc”. Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo nghề, Trung tâm đã quan tâm giải quyết việc làm sau khi đào tạo cho học viên. Đây cũng chính là ưu điểm tạo nên sự thu hút ngày càng đông học viên đến với Trung tâm trong những năm qua. Ông Trần Văn Nhượng, Phó Giám đốc Trung tâm dạy nghề Tây Sơn, cho biết: “Trong những năm qua, Trung tâm đã liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh và Trung tâm giới thiệu việc làm Bình Định để nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động, từ đó có hướng đào tạo nghề theo nhu cầu. Để giải quyết việc làm cho người học nghề sau khi ra trường, Trung tâm còn liên kết với Cơ sở may tư nhân Tuấn Phụng mở xưởng may tại chỗ, nhờ thế có trên 80% học viên sau khi được cấp chứng chỉ nghề tìm được việc làm ổn định”.

Với những thành tích đó, mới đây Trung tâm dạy nghề Tây Sơn được UBND tỉnh tặng Cờ Thi đua dẫn đầu toàn ngành năm 2009. Ông Trần Văn Nhượng cho biết thêm: “Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh việc tuyển sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy, đẩy mạnh giải quyết việc làm, đặc biệt là thí điểm mô hình dạy nghề nông nghiệp theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ”. 

  • Ngọc Hà
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Mang lại hiệu quả về nhiều mặt   (01/09/2010)
Trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi   (01/09/2010)
Trên 2.900 tân sinh viên nhập học   (01/09/2010)
156 lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn  (01/09/2010)
Hơn 360 ngàn học sinh bước vào năm học mới   (01/09/2010)
Ước mơ một đôi mắt sáng  (01/09/2010)
Phù Cát: “Mặc áo mới” cho thị trấn  (31/08/2010)
Xét tuyển thêm gần 200 giáo viên, nhân viên  (31/08/2010)
Nghiêm cấm từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh  (31/08/2010)
Tiến độ xây dựng Làng trẻ em SOS Quy Nhơn đúng theo kế hoạch  (31/08/2010)
“Trường tư” muốn như “trường công”   (30/08/2010)
NHÂN SỰ MỚI  (30/08/2010)
Nâng cao quyền bình đẳng của phụ nữ trên các lĩnh vực   (30/08/2010)
Lãnh đạo tỉnh thăm các gia đình chính sách, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh  (30/08/2010)
Không khó nhưng vẫn khổ  (29/08/2010)