Tăng chỉ tiêu đào tạo nghề may
21:53', 17/9/ 2010 (GMT+7)

Do nhu cầu phát triển của ngành may mặc ngày càng lớn, ngành LĐ-TB-XH cũng như các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh đào tạo nghề may, để giải quyết tình trạng thiếu lao động cho các doanh nghiệp.

May mặc là ngành công nghiệp thuộc diện ưu tiên trong chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, bởi đây là ngành sản xuất giải quyết được nhiều việc làm. Bằng chứng là mới đây, Tổng công ty cổ phần May Nhà Bè đã tiến hành xây dựng và khai trương các công ty may đặt tại huyện Phù Cát, An Nhơn, Hoài Nhơn, với nhu cầu khoảng 9.000 lao động.

 

Các học viên đang học nghề may tại Trung tâm Hướng nghiệp - Dạy nghề An Nhơn.  Ảnh: N.Phúc
 

Sự ra đời hàng loạt doanh nghiệp may đã góp phần tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm và giải quyết lực lượng lao động khá lớn tại địa phương. Tuy nhiên, đóng góp đáng kể hơn của các doanh nghiệp may là đã giải quyết được nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nhất là ở vùng nông thôn. Nhờ các cơ sở may xuất khẩu mà hàng chục ngàn lao động đã có việc làm, thu nhập ổn định. Nhiều lao động có cơ hội về lại quê nhà với việc làm phù hợp.

Ngành may phát triển mạnh là tín hiệu đáng mừng đối với tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Vài năm trở lại đây, tình trạng khan hiếm nguồn lao động đã diễn ra. Trước đây, không cần thông báo tuyển dụng, các doanh nghiệp vẫn nhận được hàng chục hồ sơ xin việc mỗi ngày; nhưng nay, nhiều doanh nghiệp thông báo khá rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng vẫn không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu.

Trước tình trạng thiếu công nhân, các doanh nghiệp may đã phải hạ tiêu chuẩn tuyển dụng lao động xuống mức thấp nhất. Hiện nay, những điều kiện về tay nghề, trình độ văn hóa… các doanh nghiệp không quan tâm nữa, mà chỉ yêu cầu có sức khỏe.

Đón trước việc này, trong thời gian qua, ngành LĐ-TB-XH luôn chú trọng đến công tác đào tạo nghề, nhất là nghề may nên chỉ tiêu đào tạo nghề này tăng lên mỗi năm. Năm 2009, đào tạo 1.938 chỉ tiêu; năm 2010, đào tạo 2.386 chỉ tiêu. Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề không chỉ đào tạo tại chỗ mà còn chủ động mở các lớp dạy nghề may lưu động ở các địa phương vùng sâu, vùng xa để thu hút người học.

Bà Phạm Thị Thu Hồng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh, cho biết: “Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục cho tăng chỉ tiêu và nâng cao chất lượng đào tạo nghề may, để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp”.

Dự báo, trong những năm tới, nhiều dự án may công nghiệp sẽ tiếp tục ra đời trên địa bàn tỉnh, với nhu cầu sử dụng lao động lớn hơn gấp nhiều lần hiện nay, thì đây quả là bài toán khó, do đó công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề phải tiếp tục được chú trọng, nhất là một số nghề có nhu cầu sử dụng lao động lớn như nghề may.

  • Phạm Nguyễn
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Khen thưởng các tập thể, cá nhân đóng góp tích cực cho LHQTVCTVN lần III   (17/09/2010)
Tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng (nhiệm kỳ 2005-2010)   (17/09/2010)
Mang Trung thu đến với trẻ em nghèo  (16/09/2010)
Thí điểm thanh toán theo phương thức tập trung  (16/09/2010)
Tổ chức lễ trao chế độ khuyến khích cho nhân lực trình độ cao  (17/09/2010)
Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh Bình tiếp và làm việc với ông Phùng Văn Hoàn, PCT Hội CTĐ VN  (16/09/2010)
Thanh tra hoạt động game online, đại lý internet, thuê bao di động trả trước  (15/09/2010)
Tập huấn quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc   (15/09/2010)
Gặp mặt kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Quân giới   (15/09/2010)
Làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ   (15/09/2010)
10 năm liền đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh   (15/09/2010)
Mùa mưa, sốt xuất huyết càng “nóng”   (15/09/2010)
Nhiều băn khoăn về quyền lợi  (15/09/2010)
Những lộn xộn ở chợ Khu Sáu  (14/09/2010)
Cảnh giác khi mua nhà, đất  (14/09/2010)